Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2011

Máy bay chiến đấu Liên Xô và Nga 3

Sukhoi Su-47
*Sơ lược
-Sukhoi Su-47 Berkut (tên tiếng Nga: Су-47 "Беркут" - Đại bàng Vàng), cũng được định danh là S-32 và S-37 trong quá trình phát triển đầu tiên, là một máy bay phản lực chiến đấu siêu âm thực nghiệm do Tập đoàn Hàng không Sukhoi phát triển. Tên ký hiệu của NATO của loại máy bay này là "Firkin". Một đặc điểm dễ phân biệt của Sukhoi Su-47 là cánh cụp phía trước, tương tự như cánh loại Grumman X-29. Cái tên Berkut đã được đặt thêm cho Su-47 từ năm 2002, cho thấy loại máy bay này đã chuyển sang giai đoạn sẵn sàng sản xuất, và có lẽ nó sẽ được thiết kế lại nhiều (như một phần trong chương trình Sukhoi PAK FA (Prospective Air Complex for Tactical Air Forces) của Sukhoi) trước khi công việc sản xuất hàng loạt được bắt đầu. Tên định danh Su-47 có thể hoặc không được dùng lại cho thiết kế PAK FA.
Click this bar to view the small image.

-Kiểu Máy bay chiến đấu thử nghiệm cao cấp
-Hãng sản xuất Sukhoi
-Chuyến bay đầu tiên 25 tháng 9-1997
-Hãng sử dụng chính Không quân Nga
-Số lượng được sản xuất 1
-Được phát triển từ Sukhoi Su-27
-Những phương án tương tự
*Lịch sử
-Ban đầu được gọi là S-37, Sukhoi đã tái định danh chiếc máy bay thử nghiệm hiện đại của mình thành Su-47 năm 2002. Sự thay đổi phản ánh quyết định của công ty về việc tiếp thị mẫu thiết kế như một máy bay chiến đấu chứ không còn là một nguyên mẫu thực nghiệm nữa. Su-47 cũng thường được gọi là Berkut (Đại bàng Vàng), S-37 ban đầu được chế tạo làm loại máy bay thí nghiệm các vật liệu composite cũng như các hệ thống điều khiển fly-by-wire phức tạp của Nga. Chiếc máy bay này sử dụng cánh nghiêng phía trước cho phép nó có được khả năng thao diễn tuyệt vời cũng như các góc hoạt động và tấn công lên tới 45° hay hơn nữa.
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1024x774 and weights 323KB.

-TsAGI từ lâu đã biết về tính năng ưu việt của các loại cánh nghiêng phía trước, với việc nghiên cứu gồm cả việc phát triển Tsibin LL và xem xét chiếc Junkers Ju 287 bắt được trong thập kỷ 1940. Các loại cánh nghiêng phía trước có lực cản sóng (wave drag) thấp hơn, giảm mô-men uốn, và giúp máy bay ít chòng chành hơn so với các hình dạng cánh máy bay quy ước. Không may thay, cánh nghiêng phía trước cũng gây ra tình trạng xoắn (phân bố lực không đều) đủ mạnh để làm gãy cánh máy bay nếu chúng chỉ được chế tạo bằng vật liệu quy ước. Chỉ những vật liệu composite mới được khám phá gần đây mới giúp đưa ý tưởng loại cánh nghiêng phía trước trở thành hiện thực.
-Giống như đối thủ phương Tây của mình, loại Grumman X-29, S-37 ban đầu chỉ có mục tiêu phô diễn kỹ thuật, và cũng từng được dự định trở thành loại máy bay đầu tiên trong thế hệ máy bay chiến đấu tiếp sau của Nga. Một máy bay chiến đấu như vậy không chỉ đòi hỏi phải hiện đại như F-22 Raptor của Hoa Kỳ và Eurofighter Typhoon của Châu Âu, mà còn phải có tính cạnh tranh cả về chi phí với Dự án MiG 1.44/1.42 mang tính quy ước hơn của Mikoyan. Tuy nhiên, Sukhoi hiện đang nỗ lực tiếp thị loại S-37 tới quân đội Nga và các khách hàng nước ngoài với tư cách một máy bay chiến đấu sản xuất theo quyền riêng của họ. Phản ứng ban đầu không tốt, nhưng tính năng của loại máy bay này gây ấn tượng tới mức chính phủ Nga đã cung cấp đủ số vốn cần thiết cho việc thử nghiệm và thiết kế tiếp theo.
*Thiết kế
S-37 không có kích thước tương tự như các loại máy bay chiến đấu lớn của Sukhoi trước đó như Su-35. Để giảm các chi phí phát triển, S-37 mượn phần thân trước, cánh dọc, và bộ bánh đáp từ loại Su-27. Tuy nhiên, máy bay được tích hợp các đặc tính giảm khả năng bị phát hiện bởi ra-đa (gồm cả các vật liệu hấp thụ ra-đa), một khoang vũ khí trong, và khoảng không gian cần thiết cho một hệ thống ra-đa hiện đại. Dù về khái niệm tổng thế nó giống với loại máy bay nghiên cứu X-29 của Mỹ hồi thập niên 1980, S-37 có kích cỡ lớn gấp khoảng hai lần và giống với một loại máy bay chiến đấu thực sự hơn bản thiết kế của Hoa Kỳ.
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1000x429 and weights 217KB.

-Để giải quyết vấn đề phân bố lực không đều trên cánh, S-37 sử dụng các vật liệu composite đã được xử lý kỹ để chống lại hiện tượng xoắn trong khi vẫn cho phép cánh có được những tính năng khí động học ưu việt. Vì sải cánh khá lớn của nó, S-37 có lẽ sẽ được trang bị cánh gấp, nhằm tương thích với kích cỡ những nhà chứa máy bay Nga. Giống như mẫu trước của nó, S-37 Berkut sử dụng thiết kế ba tầng cánh, với cánh mũi phía trước và cánh đuôi phía sau. Khá ngạc nhiên, S-37 có hai khoang đuôi với kích thước không bằng nhau bên trên các cửa thoát khí. Khoang ngắn, ở phía trái, là nơi đặt ra-đa sau, trong khi khoang dài là nơi đặt phanh dù.
-Bất kỳ loại S-37 được sản xuất nào cũng đều có khả năng mang hầu hết các loại tên lửa đang được sử dụng trong Không quân Nga và Ấn Độ, gồm cả AA-12 Adder, AA-11 Archer, và AA-10 Alamo. Dường như nó không thể mang loại tên lửa tầm dài Novator KS-172 AAM-L, được phát triển để trang bị trên loạt Su-27, MiG-31, và MiG 1.44.
*Thông tin chung
*Khả năng thao diễn
-Su-47 có tính cơ động rất cao ở tốc độ siêu âm, cho phép nó thay đổi góc tấn công và đường bay nhanh chóng trong khi vẫn giữ được tính năng thao điễn ở tốc độ siêu âm.
-Các tỷ lệ quay tối đa, và các giới hạn tốc độ không khí trên và dưới cho việc khai hỏa vũ khí, là những yếu tố quan trọng trong việc giành ưu thế trên không. Máy bay Su-47 có mức độ thao diễn rất cao trong khi vẫn giữ được sự ổn định và khả năng điều khiển ở mọi góc tấn công. Các tỷ lệ quay tối đa là yếu tố quan trọng trong không chiến tầm gần cũng như tầm trung, khi phải đối mặt với nhiều đối thủ ở các hướng khác nhau. Tỷ lệ quay cao của Su-47 cho phép phi công nhanh chóng đổi hướng máy bay sang mục tiêu tiếp sau và chuẩn bị khai hỏa vũ khí.
-Cánh nghiêng phía trước, so với cánh nghiêng phía sau có cùng diện tích, mang lại một số ưu điểm:
Tỷ lệ nâng trên lực cản lớn
Khả năng thao diễn cao trong những trận đánh hỗn loạn (dogfight)
Tầm hoạt động cao ở tốc độ siêu âm
Tăng khả năng chống chòng chành và các đặc điểm chống xoay tròn
Cải thiện độ ổn định ở các góc tấn công lớn
Tốc độ bay tối thiểu thấp
Khoảng cách cất, hạ cánh ngắn
*Thân
-Hình cắt ngang thân Berkut hình oval và khung máy bay được chế tạo chủ yếu bằng nhôm và các hợp kim titan 13% (theo trọng lượng) vật liệu composite. Vòm mũi hơi phẳng ở phía trước, và có cạnh đứng để tăng các đặc điểm chống quay của máy bay.
* Cánh
-Cánh giữa nghiêng phía trước khiến Su-47 có vẻ ngoài (và đặc điểm) không theo quy ước. Một phần lực nâng lớn do cánh nghiêng phía trước tạo ra ở phần phía trong sải cánh. Lực nâng không bị hạn chế bởi hiện tượng uốn (wingtip stall) tại mũi cánh. Các cánh nhỏ - các bề mặt kiểm soát của cánh - vẫn có hiệu lực hoạt động tại các góc tấn công lớn nhất, và khả năng kiểm soát pháp bay luôn được duy trì thậm chí khi dòng không khí tác rời khỏi phần còn lại của bề mặt cánh.



-Các rầm cánh được chế tạo bằng gần 90% vật liệu composite. Cánh giữa nghiêng phía trước có tỷ lệ hướng (aspect ratio) cao, góp phần tăng tính năng hoạt động tầm xa. Phần phía trước cánh lượn nhẹ vào các rầm cánh, chúng được lắp đặt các tấm có thể đổi hướng ở phần trước; cánh nắp (flap) và cánh nhỏ trên phần lái đuôi. Cánh mũi di chuyển mọi hướng diện tích nhỏ hình thang được nối với phần kéo dài của gờ trước cánh.
-Nhược điểm của kiểu thiết kế cánh đó là nó tạo ra các lực quay mạnh có thể làm cánh gãy khỏi thân, đặc biệt khi hoạt động ở tốc độ cao. Lực xoắn này đòi hỏi phải sử dụng một lượng lớn vật liệu composite nhằm tăng sức bền và tuổi thọ cánh. Dù vậy, ban đầu máy bay bị hạn chế ở tốc độ Mach 1.6. Những sửa đổi kỹ thuật gần đây đã giúp tăng giới hạn này, nhưng mức giới hạn mới vẫn chưa được xác định.
*Phụt chỉnh hướng
-Dù không phải là kỹ thuật mang tính cách mạng, hệ thống phụt chỉnh hướng (với kiểu biến cải động cơ PFU) từ -20° tới +20° ở 30°/giây theo cả hai hướng dọc và ngang (in pitch and yaw) giúp tăng đáng kể tính cơ động có được của kiểu cánh nghiêng phía trước.
*Buồng lái
-Thiết kế buồng lái nhấn mạnh trên sự tiện lợi cho phi công và giúp phi công có khả năng kiểm soát máy bay khi thao diễn ở mức độ gia tốc trọng trường cực lớn. Máy bay được trang bị một ghế phóng mới và hệ thống hỗ trợ cứu nạn. Ghế phóng thay đổi hình dạng thích ứng nghiêng một góc 60°, làm giảm tác động của các lực g lên phi công. Ghế cho phép máy bay thao diễn chiến đấu trong các trận đánh hỗn loạn với tác động lực g giảm thiểu. Phi công Su-47 sử dụng thanh điều khiển biên, tốc độ chậm và một bộ điều khiển lực phụt kiểu cảm biến độ căng (tensiometric throttle control).
*Đặc điểm kỹ thuật (Su-47)
*Đặc điểm riêng
Phi đoàn: 1
Chiều dài: 22.6 m (74 ft 2 in)
Sải cánh: từ 15.16 m đến 16.7 m (49 ft 9 in to 54 ft 9 in)
Chiều cao: 6.3 m (20 ft 8 in)
Diện tích: 666 ft² (203 m²)
Trọng lượng rỗng: 36.100 lbs (16375 kg)
Trọng lượng cất cánh: 55.115 lb (25.000 kg)
Trọng lượng cất cánh tối đa: 77.162 lbs (35.000 kg)
Động cơ: 2x động cơ phản lựa tuabin cánh quạt Lyulka AL-37FU điều khiển số, **Công suất thực: 83.4 kN (18.700 lbf) mỗi chiếc
Công suất khi đốt nhiên liệu lần 2: 142.2 kN (32.000 lbf) mỗi chiếc
Hướng phụt: 20° tới +20° ở 30°/giây theo cả hai hướng dọc và ngang
*Hiệu suất bay
Vận tốc cực đại: Mach 2.1 ((2.200 km/h, 1400 mph), Mach 1.35 (1.400 km/h, 870 miles) trên biển
Tầm bay: 3.300 km (2.050 mi)
Trần bay: 18.000 m (59.050 ft)
Vận tốc lên cao: 230 m/s (45.300 ft/min)
Lực nâng của cánh: 79.4 lb/ft² (36 kg/m²)
Lực đẩy/trọng lượng: N/A
*Vũ khí
1x pháo GSh-30-1 30 mm với 150 viên đạn
Tên lửa: 14 giá treo vũ khí (2 đầu cánh, 6-8 dưới thân, 4-6 dưới cánh)
Không đối không: R-77, R-77PD, R-73, K-74
Không đối đất : X-29T, X-29L, X-59M, X-31P, X-31A, KAB-500, KAB-1500
[
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1024x768 and weights 306KB.


T 50



PAK FA
Kiểu Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5
Hãng sản xuấtconsortium do Sukhoi đứng đầu
Tình trạng :Đang trong quá trình phát triển
PAK FA (hay PAK-FA) là một máy bay phản lực chiến đấu thế hệ thứ năm của Nga hiện đang được phát triển bởi một consortium do Sukhoi đứng đầu. Đây là tên viết tắt của Perspektivnyi Aviatsionnyi Kompleks Frontovoi Aviatsyi (Перспективный авиационный комплекс фронтовой авиации in Russian) có nghĩa Tổ hợp Hàng không Tương lai cho Không quân Chiến thuật.
Nguyên mẫu hiện tại là T-50 của Sukhoi. PAK FA khi được phát triển đầy đủ được dự định thay thế những chiếc MiG-29 Fulcrum và Su-27 Flanker trong kho vũ khí của Nga và là nền tảng cho dự án Sukhoi/HAL FGFA đang được phát triển với Ấn Độ. Là một chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, nó được thiết kế để cạnh tranh trực tiếp với chiếc F-22 Raptor của Mỹ và chiếc F-35 Lightning II liên doanh Mỹ/Anh. Chiếc T-50 đã thực hiện chuyến bay đầu tiên của mình ngày 29 tháng 1 năm 2010.

Lịch sử
Cuối thập niên 1980, Liên bang Xô viết đã phác thảo một kế hoạch sản xuất một loại máy thế hệ kế tiếp để thay thế những chiếc MiG-29 và Su-27 của họ trong vai trò máy bay chiến đấu tiền tiêu. Hai dự án đã được đề xuất cho yêu cầu này, Sukhoi Su-47 và Dự án MiG 1.44. Năm 2002, Sukhoi đã được lựa chọn để lãnh đạo thiết kế chiếc máy bay chiến đấu mới. PAK-FA (hay Sukhoi T-50) sẽ tích hợp kỹ thuật từ cả Su-47 và MiG 1.44.

Tàng hình
Hiện chưa biết rõ Diện tích Phản hồi Radar (RCS) của PAK-FA sẽ nhỏ tới mức nào. Đây là nỗ lực đầu tiên của Nga trong việc chế tạo một chiếc máy bay "tàng hình", dù tất cả những biến thể mới nhất của những chiếc máy bay quân sự Mikoyan, Sukhoi và Tupolev đều sử dụng vật liệu hấp thụ radar nhằm đạt mức diện tích phản hồi radar chưa tới 1 m² mỗi chiếc. Và một điều rõ ràng, chiếc máy bay càng có khả năng tàng hình cao, chi phí phát triển và mua nó sẽ càng lớn.
Ta cũng không chắc PAK-FA sẽ sử dụng kỹ thuật tàng hình quy ước như kiểu được áp dụng trên máy bay Hoa Kỳ và chiếc thực nghiệm kỹ thuật Mikoyan Project 1.42/1.44, hay kỹ thuật tàng hình plasma như được thông báo bởi các quan chức rằng đã đã được phát triển và sử dụng thành công.

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Sukhoi PAK FA T-50 tại sân bay Komsomolsk (Nga).


Sukhoi PAK FA T-50 cất cánh.
Sau đây là một số đặc điểm nổi bật có thể xuất hiện trên Sukhoi PAK FA T-50:

Radar cực mạnh N050 BLRS AESA/PESA

Sukhoi T-50 trang bị loại radar N050 BLRS AESA/PESA (AESA – Active Electronically scanned array – mạng điện tử quét chủ động; PESA – Passive Electronically scanned array – mạng điện tử quét bị động). Loại radar này hoạt động trên băng tần X (8-12GHz). Trọng lượng của radar khoảng 65-80kg, đường kính 0,7m.
N050 cho phép quét đồng thời 32 mục tiêu cùng lúc, và điều khiển hỏa lực tiêu diệt đồng thời 8 mục tiêu. Tầm hoạt động của radar khoảng 400km, trong khi đó loại radar trang bị trên F-22 là AN/APG – 77 chỉ là 250km.

Hệ thống vũ khí đa dạng
Sukhoi T-50 được chế tạo để thực hiện nhiều nhiệm vụ trên không, trên bộ, trên biển. Sukhoi T-50 có thể sử dụng các loại vũ khí mới nhất của quân đội Nga như: tên lửa không đối không tầm ngắn R-73; tên lửa không đối không tầm trung R-77 (tầm bắn lên tới 90km); tên lửa không đối đất điển hình là Kh-31 hoặc không đối hạm như Kh-35 Uran, Kh-41 Moskit. Và các loại bom dẫn đường chính xác cao KAB-500KR.
Vũ khí phụ rất hiệu quả trong các cuộc không chiến tầm gần chắc chắn cũng không thể thiếu trên các chiến đấu cơ là hai pháo 30mm.
Tất cả vũ khí của Sukhoi T-50 sẽ được treo bên trong khoang máy bay, tương tự với F-22 của Mỹ. Cách bố tri này sẽ giảm khả năng bị phát hiện của hệ thống radar phòng không đối phương.
Động cơ Saturn AL-41F mạnh mẽ
Trong chuyến bay thử nghiệm ngày 29/1/2010, một số nguồn tin cho rằng, Sukhoi T-50 chưa được trang bị động cơ mới. Nhưng trước đó có một vài dự đoán rằng Sukhoi T-50 sẽ sử dụng động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Saturn AL-41F.

Động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Saturn AL-41F
Động cơ AL-41F cho phép Sukhoi T-50 đạt tốc độ tối đa 2400km/h, tốc độ khi bay tuần tra khoảng 1300km/h, trần bay 20.000m, tầm hoạt động trên 5.000km. T-50 thậm chí có khả năng đạt tốc độ siêu âm mà không cần đốt nhiên liệu lần hai. Yêu cầu chiều dài đường băng cất cánh chỉ là 350m.
Tuổi thọ trung bình của một động cơ AL-41F là 4.000 giờ, trung bình thời gian hoạt động khoảng 1.500 giờ mới cần bảo dưỡng.

Công nghệ tàng hình Plasma mới
Công nghệ tàng hình truyền thống mà nhiều quốc gia đang sử dụng, điển hình nhất là các máy bay chiến đấu thế hệ mới nhất như F-117, B-2, F-22. Đó là sử dụng các kết cấu góc cạnh, dùng các vật liệu hấp thụ sóng radar, giảm bức xạ nhiệt hồng ngoại do động cơ thải ra…
Tuy nhiên, đối với Sukhoi PAK FA T-50, người Nga lại phát triển công nghệ hoàn toàn mới mẻ đó chính là tàng hình Plasma hay còn được biết đến với tên “công nghệ tàng hình chủ động”.
Tàng hình Plasma là đưa ra qui trình sử dụng khí ion hóa để giảm tiết diện phản xạ radar (Radar cross section – RCS). Khí ion hóa sẽ bao toàn bộ máy bay và hấp thụ năng lượng điện từ của sóng radar, qua đó gây khó khăn cho việc phát hiện máy bay từ hệ thống phòng không đối phương.

Sukhoi PAK FA T-50 "tung cánh" trên bầu trời nước Nga
Tháng 1/1999, cơ quan thông tấn ITAR – TASS của Nga đã công bố cuộc phỏng vấn tiến sĩ Anatoliy Koroteyev (giám đốc trung tâm nghiên cứu Keldysh), tổ chức này đang nghiên cứu thiết bị tàng hình Plasma. Đây cũng là cơ quan nghiên cứu đầu tiên của Nga tiến hành phát triển công nghệ tàng hình này.
Theo đó, cơ quan này đã chế tạo máy phát Plasma nặng khoảng 100kg, do đó nó hoàn toàn có thể mang trên các máy bay chiến thuật chiến đấu. Năm 2002, họ đã tiến hành thử nghiệm thiết bị Plasma này trên một chiếc Su-27, kết quả tiết diện phản xạ radar đã giảm xuống 100 lần. Điều này phù hợp với điều kiện tài chính của nước Nga hiện tại.
Nếu công nghệ này được áp dụng, chắc chắn nó sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bởi nếu sử dụng vật liệu hấp thụ radar hay một số công nghệ truyền thống khác thì chi phí sẽ rất cao (ví dụ F-22 trị giá 120 triệu USD hay B-2 trị giá hơn 2 tỉ USD).

Thông tin mới nhất
Liên hiệp Sản xuất Hàng không Novosibirsk Chkalov (NAPO) đã bắt đầu chế tạo chiếc máy bay chiến đấu đa nhiệm vụ thế hệ thứ năm. Công việc này sẽ được thực hiện tại Komsomol’sk-on-Amur và nhà máy chế tạo máy bay tại Komsomol’sk-on-Amur, tổng giám đốc nhà máy, Fedor Zhdanov, đã thông báo trong một chuyến viếng thăm NAPO của thống đốc Novosibirsk Oblast Viktor Tolokonskiy.
“Công việc lắp ráp cuối cùng sẽ diễn ra tại Komsomol’sk-on-Amur, và chung tôi sẽ tiến hành việc lắp ráp thân trước của loại máy bay này,” Zhdanov nói rõ. Chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, do văn phòng thiết kế Sukhoi phát triển, sẽ thay thế MiG-29 và Su-27 thuộc thế hệ trước đó.
NAPO Chkalov cũng đã thực hiện việc chế tạo hàng loạt loại máy bay ném bom đa nhiệm vụ mới nhất Su-34 từ năm ngoái. Theo vị thống đốc, chính quyền oblast sẽ chấp nhận một loạt các giải pháp nhằm cung cấp thêm sự hỗ trợ của chính quyền cho NAPO. Tới nay, vấn đề nghiêm trọng nhất của công ty là nhân lực. Trong thập niên '90, nhiều nhân viên kỹ thuật có trình độ đã ra đi trong thời kỳ trì trệ và hiện cần thời gian để đào tạo nguồn nhân lực mới. “Sự hỗ trợ của chúng tôi sẽ là giải pháp cho các vấn đề nguồn nhân lực, và cung cấp nơi ở cho những chuyên gia của nhà máy,” Tolokonskiy nói.
NAPO Chkalov là một trong những nhà máy sản xuất máy bay lớn nhất nước và gồm cả Công ty Cổ phần Sukhoy, ITAR-TASS nói.

Chuyến bay đầu tiên
Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên diễn ra vào ngày 29 tháng 1 năm 2010 chuyến bay kéo dài 45 phút tại 1 nhà máy sản xuất của Sukhoi. Tuy nhiên giới phân tích không cho rằng đây là một bước tiến đáng kể. Theo chuyên gia phân tích quân sự Pavel Felgenhauer thì:"Đây mới chỉ là mô hình, chưa có động cơ và radar mới".
Mặc dù dự trù trình làng vào năm 2007, chuyến bay đầu tiên của T-50 liên tục bị hoãn vì các vấn đề kỹ thuật và giới quan sát nhận thấy có các vấn đề trong chậm trễ và chất lượng sản phẩm khi Nga hiện đại hóa quân sự gần đây
Đặc điểm kỹ thuật



Vì chiếc máy bay đang được phát triển, những đặc điểm kỹ thuật này mới là tạm thời và được lấy theo những ước tính từ những hình ảnh có được.

Đặc điểm chung

Phi đội: 1
Chất tải: ()
Chiều dài: 22 m (72 ft)
Sải cánh: 14.2 m (46.5 ft)
Chiều cao: 6.05 m (19.8 ft)
Diện tích cánh: 78.8 m² (848.1 ft)
Trọng lượng rỗng: 18,500 kg (40,785 lb)
Trọng lượng chất tải: 26,000 kg (57,320 lb)
Trọng tải hữu ích: 7,500 kg (tải trọng chiến đấu) (16,534 lb)
Trọng lượng cất cánh tối đa: 37,000 kg (81,570 lb)
Động cơ

Kiểu động cơ: Động cơ mới chưa được đặt tên của NPO Saturn với công suất 175 KN mỗi chiếc
Số lượng động cơ: 2
Tính năng hoạt động
Tốc độ tối đa: 2,600 km/h (Mach 2.45) (ở độ cao 17,000 m) (1,615 mph) (ở độ cao 45,000 ft)
Tốc độ bay tuần tra: ,300 - 1,800 km/h (808 - 1,118 mph)
Tầm hoạt động: 4,000-5,500 km (2,500-3,100 miles)
Bán kính chiến đấu: ()
Trần bay: 20,000 m (65,616 ft)
Tốc độ lên: 350 m/giây (1184 ft/giây)
Chất tải cánh: 330 (thông thường) – 470 (tối đa) kg/m² ( 67(thông thường) – 96 (tối đa) lb/ft²)
Lực đẩy/trọng lượng: 1.4
Trang bị vũ khí
Súng: 1x30mm
Mấu cứng: 10 bên trong, 6 bên ngoài cho các tên lửa R-74M Archer và R-77M Adder
Hệ thống điện tử: N050 , BRLS AFAR/AESA
Thông tin thêm

Sukhoi T-50, phi cơ chiến đấu tàng hình thế hệ 5 của Nga vừa hoàn tất giai đoạn đầu thử nghiệm hôm 17/06/2010



Phi cơ Sukhoi T-50 thế hệ thứ 5 của Nga vừa hoàn tất chuyến bay thử nghiệm thứ 16 ở Zhukovsky, gần Matxcơva. Như vậy, nó đã vượt qua các bài kiểm tra bay và mặt đất giai đoạn đầu.



Sukhoi T-50 cất cánh lần đầu tiên ngày 29/1/2010, sẽ được sản xuất rộng rãi từ 2010-2015 và dự kiến đưa vào phục vụ vào năm 2015.



Phi cơ được thiết kế để thay thế MiG-29 Fulcrum và Su-27 Flanker của Không lực Nga. Bộ Quốc phòng Nga dự định sẽ mua ít nhất 50 phi cơ loại này.



Giai đoạn thử nghiệm thứ hai sẽ tập trung vào kiểm tra các hệ thống vô tuyến, khả năng trinh sát bằng quang học, hồng ngoại, và vũ khí.



Sukhoi T-50 được cho là sẽ vượt mặt đối thủ chính của nó - chiếc F-22 Raptor thế hệ 5 của Mỹ - về tính tiện dụng, vũ khí và tầm hoạt động.



hi cơ chiến đấu thế hệ 5 của Nga nổi bật bởi tính đa năng, trong đó có khả năng tấn công các mục tiêu trên không và mặt đất trong mọi điều kiện thời tiết và mọi thời điểm. T-50 cũng có khả năng vận hành ở vận tốc thấp và góc tấn công rộng. Phi cơ này có khả năng làm mù các thiết bị phát hiện dùng sóng radio, quang học hoặc hồng ngoại của đối phương. T-50 cất cánh và hạ cánh từ những đường băng ngắn từ 300-400 mét.





Sukhoi T-50 được trang bị một hệ thống điện tử hoàn toàn mới, trong đó có chức năng 'lái điện tử' và một dàn radar tân tiến. Chức năng này có thể giảm gánh nặng cho phi công, cho phép phi công tập trung vào nhiệm vụ chiến thuật. Thiết bị bên trong phi cơ cũng cho phép trao đổi dữ liệu thời gian thực với trung tâm kiểm soát mặt đất và với các máy bay khác trên bầu trời.
__________________
Kamov Ka-50

Ka-50 là một máy bay trực thăng tấn công một chỗ ngồi của Nga, được thiết kế với khả năng tấn công mạnh. Loại trực thăng này do công ty Kamov bắt đầu thiết kế từ thập niên 1980 và được chấp nhận đưa vào sử dụng trong quân đội Nga năm 1995. Ka-50 được sản xuất tại công ty Arseniev. Tên hiệu NATO của nó là Hokum A; nguyên mẫu đầu tiên được đặt biệt hiệu "Werewolf", tuy nhiên tên chính thức của Kamov cho sản phẩm này là "Black Shark" (Cá mập Đen). Sự sụp đổ của Liên bang xô viết khiến khoản chi phí dành cho loại máy bay này đã bị cắt giảm đáng kể trước khi nó đi vào giai đoạn sản xuất hàng loạt, chỉ một số lượng khá nhỏ máy bay này được sản xuất, dù nó thậm chí đã giành chiến thắng trước đối thủ Mi-28 "Havoc" của Mil trong những cuộc thi nhằm trở thành thế hệ máy bay lên thẳng tấn công tiếp theo của quân đội Nga. Theo thông báo, thời gian phát triển Ka-50 ở mức kỷ lục, bởi vì các hệ thống chính của nó đều do các nhà thầu phụ khác đảm nhiệm. Cuối cùng, Ka-50 đã được lựa chọn làm loại trực thăng hỗ trợ cho các lực lượng đặc biệt, trong khi Mi-28 trở thành máy bay tấn công hạng nặng của quân đội. Việc sản xuất Ka-50 đã được tái khởi động năm 2006.

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1024x819 and weights 223KB.


Kiểu Máy: bay trực thăng tấn công
Hãng sản xuất : ОАО ААК «Tiến bộ» tên N. I. Sazykin
Thiết kế bởi công ty : Kamov
Chuyến bay đầu tiên : 28 tháng 8 1995
Được giới thiệu : 17 tháng 6 1982
Hãng sử dụng chính : Không quân Nga
Được phát triển từ : V-80

Thiết kế


Chiếc Ka-50 được thiết kế nhỏ gọn, nhanh và linh hoạt nhằm có được ưu thế tồn tại và khả năng tấn công. Tương tự như nhiều loại máy bay thời kỳ Sô viết khác, nó được cho là có các tính năng bay vượt trội nhưng có hệ thống điện tử kém so với các đối thủ phương Tây -- như loại AH-64 Apache và Eurocopter Tiger. Hệ thống điện tử của nó không tinh vi như những chiếc trực thăng phương Tây nhưng nó hoạt động rất hiệu quả và khả năng bảo dưỡng đơn giản trong điều kiện chiến trường. Để có trọng lượng và kích thước nhỏ nhất (nhờ thế có tốc độ và tính linh hoạt cao) -- ngoài các loại vũ khí -- nó chỉ được điều khiển bởi một phi công. Kamov đã rút ra kết luận sau những trận đánh với máy bay trực thăng tại Afghanistan và các chiến trường khác rằng các nhiệm vụ tấn công đặc trưng của máy bay trực thăng như tiếp cận tầm thấp, phát hiện mục tiêu và khai hỏa không đồng thời yêu cầu hoa tiêu, thao diễn bay, và hoạt động điều khiển vũ khí của phi công; và vì thế với những hệ thống hỗ trợ được thiết kế tốt, chỉ một phi công cũng có thể đảm đương được nhiệm vụ. Tuy nhiên, một câu hỏi vẫn chưa được giải đáp liệu trên thực tế các phi công Ka-50 có bị quá tải khi phải hoàn thành tất cả những công việc đó.

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1024x768 and weights 181KB.


Tương tự như những trực thăng khác của Kamov, nó được trang bị hệ thống cánh quạt đúp ngược chiều rotor đồng trục đặc trưng, vì thế không cần tới cánh quạt đuôi, tăng khả năng thao diễn trên không của máy bay -- nó có thể bay vòng, cuộn và có thể bay vòng tròn ở mọi độ cao, góc nâng, tốc độ gió trong khi vẫn giữ được hướng quan sát tốt tới mục tiêu. Việc loại bỏ cánh đuôi cũng là một ưu thế đáng kể bởi vì cánh đuôi cân bằng mô men xoay có thể tiêu tốn tới 30% công suất động cơ. (Ka-50 của Klimovs có công suất cánh quạt (shaft horsepower) là 2200 cho mỗi chiếc, cao hơn loại tuốc bin cánh quạt trang bị cho Apache của General Electric ở mức 1890 shp, khiến loại máy bay này có khả năng thao diễn vượt trội.) Hơn nữa, tiếng động và hộp số phía sau của máy bay trực thăng thường là nguyên nhân khiến nó bị bắn hạ trong chiến đấu (như đã được chứng minh tại Việt Nam); cơ cấu truyền động toàn bộ của Ka-50 khiến nó trở thành một mục tiêu khá nhỏ với hỏa lực mặt đất. Kamov cho rằng cơ cấu phát động đồng trục có thể giúp máy bay tồn tại sau khi dính đạn 23mm. Mô men xoắn bị triệt tiêu cũng cho phép máy bay không bị ảnh hưởng bởi sức và hướng gió, và có tỷ suất quay vòng vượt trội ở mọi tốc độ.

Tháng 1 năm 2001, chiếc Ka-50 lần đầu tiên tham chiến khi nó tấn công các mục tiêu ở Chechnya. Sau đó, nó đã đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ tại đây, dù không bằng loại Mil Mi-24, có lẽ vì loại này được trang bị thích hợp hơn cho kiểu chiến tranh du kích tại đó.

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1049x825 and weights 417KB.


Ka-50 là máy bay trực thăng đầu tiên được trang bị ghế phóng để cứu mạng phi công; đây cũng được coi là một yếu tố tinh thần giúp phi công can đảm hơn trong chiến đấu. Trước khi tên lửa ở chiếc ghế phóng K-37-800 kích hoạt, các cánh quạt và nóc buồng lái sẽ bị các khóa chất nổ đẩy bắn đi.

Cũng có một phiên bản hai ghế ngồi khác của loại Ka-50 được gọi là Kamov Ka-52 hay "Alligator". Có những lời đồn đại cho rằng nó được thiết kế một phần để phục vụ các chiến dịch đặc biệt và để chỉ huy trên không, nhưng phần khác bởi vì khách hàng nghi ngờ ý tưởng một phi công của Kamov.



Vũ khí

Chiếc trực thăng này đem theo khá nhiều vũ khí ở bốn mấu cứng bên dưới cánh phụ ngoài ra còn có hai mấu đầu cánh, với tổng cộng 2.300 kg chất tải tùy thuộc theo từng loại vũ khí lắp đặt.

Vũ khí chính gồm mười hai tên lửa chống tăng điều khiển laser VIKhR với tầm bắn tối đa 8 km (5 dặm). Hệ thống điều khiển laser được thông báo có khả năng chống nhiễu và dẫn đường tự động tới các mục tiêu ngụy trang ngay sau khi tên lửa được phát hoả. Hệ thống kiểm soát bắn tự động chia sẻ tất cả các thông tin mực tiêu giữa bốn chiếc Black Sharks cùng lúc, cho phép một máy bay tấn công mục tiêu do máy bay kia chỉ điểm, và hệ thống cũng có thể nhập thông tin mục tiêu từ căn cứ trinh sát mặt đất. Pháo 30mm được lắp bán cố định hai bên máy bay, có thể cử động lên xuống và thay đổi góc phương vị. Tính năng cơ động của máy bay cho phép hệ thống kiểm soát vũ khí quay (toàn bộ máy bay và) súng về mục tiêu trong tầm nhìn của phi công với tốc độ tương tự tháp pháo của loại Apache hay tốc độ quay của Mil-28. Khung bán cố định cải thiện độ chính xác của pháo, cho phép pháo có tầm bắn thực tế xa hơn và tỷ lệ trúng đích lớn hơn ở tầm trung so với một tháp pháo quay tự do.

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1024x768 and weights 361KB.


Ka-50-2 Erdogan

Năm 1997, Israeli Air Industries (IAI) hợp tác cùng Kamov để đấu thầu hợp đồng cung cấp 145 (sau này đổi thành 50) máy bay trực thăng chiến đấu trị giá 4 tỷ dollar cho Thổ Nhĩ Kỳ. Chiếc trực thăng được chào cho vụ đấu thầu này là Ka-50-2 Erdogan , là một biến thể với buồng lái hai người của loại Ka-50 với hệ thống điện tử hiện đại "buồng lái kính" do Israel cung cấp và tháp pháo 30mm bên gấp lại được (giúp tăng khả năng hạ cánh trái với thiết kế pháo lắp cứng của Ka-50. (Một kiểu giá pháo tương tự của Italia cũng được đề xuất cho loại Ka-50.) Erdogan đánh bại các máy bay trực thăng Eurocopter và Apache, nhưng lại thua loại AH-1 Cobra sắp đến tuổi về hưu, có lẽ loại Cobra được chọn vì giá thành và độ tin cậy cũng như vì các lý do chính trị bởi sự tham gia của Israel vào một hợp đồng cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ. Việc tích hợp hệ thống điện tử phương tây vào máy bay Nga có thể tạo ra loại máy bay có tính năng vượt trội. Kamov vẫn đang tìm kiếm khách hàng bởi ngành công nghiệp quốc phòng Nga không có nhiều vốn đầu tư.

Đặc điểm kỹ thuật (Ka-50)


This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1024x768 and weights 300KB.


Chiều dài: 13.50 m (44 ft 3 in)
Sải cánh: 2x 14.50 m (2x 47 ft 7 in)
Chiều cao: 5.4 m (17 ft 9 in)
Diện tích cánh quạt: 330.3 m² (3.555 ft²)
Trọng lượng rỗng: 7.800 kg (17.200 lb)
Trọng lượng chất tải: 9.800 kg (21.600 lb)
Trọng lượng cất cánh tối đa: 10.400 kg (22.930 lb)
Động cơ (cánh quạt): Klimov TV3-117VK
Kiểu cánh quạt: tuốc bin trục
Số lượng cánh quạt: 2
Công suất: 1.660 kW (2.226 hp)
Tốc độ tối đa: 350 km/h (217 dặm trên giờ)
Tầm hoạt động: 1.160 km (720 dặm)
Trần bay: 5.500 m (18.000 ft)
Tốc độ lên cao: 10 m/s (1.970 ft/phút0
Chất tải: 30 kg/m² (6 lb/ft²)
Công suất/khối lượng: 0.33 kW/kg (0.20 hp/lb)

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1280x1024 and weights 477KB.



Trang bị vũ khí:

1x súng Shipunov 2A42 30 mm
Có thể mang nhiều loại vũ khí gồm 2x giá súng 2 nòng 23-mm (940 viên mỗi nòng), 12x AT-16 VIKhR ATGM, 2x Vympel R-73 (NATO: AA-11 Archer), 40x 80 mm (3.2 in) rocket trong 2 giá, 4x 500 kg (1.100 lb) bom, 500 l (130 US gal) thùng nhiên liệu ngoài.

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1920x1200 and weights 1636KB.



This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1280x857 and weights 3214KB.
Mil Mi-28Mil Mi-28 (Tên hiệu NATO Havoc) là một Máy bay trực thăng chiến đấu chống xe bọc thép Nga. Nó được thiết kế hoàn toàn cho mục đích tấn công và không hề có thêm chức năng vận tải, và có khả năng chống tăng tốt hơn Mil Mi-24. Chiếc máy bay mang một súng duy nhất tại bệ pháo dưới mũi, các vũ khí treo ngoài được gắn trên các mấu cứng dưới cánh phụ.

Kiểu Máy bay trực thăng chiến đấu
Hãng sản xuất Nhà máy sản xuất trực thăng Rostov
Chuyến bay đầu tiên tháng 1, 1988
Được giới thiệu 1996
Được phát triển từ Mil Mi-24

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1152x864 and weights 536KB.


Phát triển

Sự phát triển bắt đầu sau một cuộc cạnh tranh với Mi-24, chiếc trực thăng chiến đấu duy nhất có thêm khả năng vận tải, năm 1972. Thiết kế mới được lấy cảm hứng từ chiếc Mi-24 bỏ khả năng vận tải, giữ nguyên cabin, tăng tính năng thao diễn và tốc độ tối đa, tính năng cần thiết cho vai trò chống tăng và trực thăng địch và yểm trợ các chiến dịch vận tải trực thăng của nó. Ban đầu, nhiều bản thiết kế khác nhau đã được xem xét, gồm cả một dự án phi quy ước với hai rotor chính, đặt cùng động cơ trên hai đầu mấu cánh (kiểu bố trí vuông góc), và thêm một cánh quạt đẩy phía đuôi. Năm 1977, một thiết kế sơ bộ được lựa chọn, với kiểu bố trí một rotor cổ điển. Nó không còn giống với chiếc Mi-24, và thậm chí vòm kính buồng lái còn nhỏ hơn, với hình dạng phẳng.

Năm 1981, một bản thiết kế và một mô hình được chấp nhận. Nguyên mẫu (số 012) cất cánh lần đầu ngày 10 tháng 11 năm 1982, tiếp theo là nguyên mẫu thứ hai (số 022), được chế tạo năm 1983. Năm 1984 nó hoàn thành gian đoạn thử nghiệm đầu tiên, nhưng vào tháng 10 năm 1984 Không quân Xô viết đã lựa chọn chiếc Kamov Ka-50 hiện đại hơn làm loại máy bay trực thăng chống tăng của họ. Sự phát triển Mi-28 được tiếp tục, nhưng với ít ưu tiên hơn. Tháng 12 năm 1987 việc chế tạo Mi-28 tại Rosvertol ở Rostov trên sông Don được phê chuẩn.

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1680x1050 and weights 318KB.


Tháng 1 năm 1988 nguyên mẫu Mi-28A đầu tiên cất cánh (số 032). Nó được trang bị động cơ mạnh hơn và kiểu cánh đuôi chữ "X" thay cho kiểu ba cánh tiêu chuẩn. Phiên bản mới này xuất hiện lần đầu tại Triển lãm hàng không Paris tháng 6 năm 1989. Năm 1991 chiếc Mi-28A thứ hai được chế tạo (số 042). Chương trình Mi-28A bị hủy bỏ năm 1993 vì dường như nó không thể cạnh tranh với Ka-50, và đặc biệt, nó không có khả năng hoạt động trong mọi thời tiết. Năm 1990 văn phòng thiết kế đã ký một thỏa thuận xuất khẩu các bộ phận của Mi-28A sang Iraq và lắp ráp chúng với tên gọi Mi-28L , nhưng những kế hoạch đó đã bị ngừng lại vì cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh.

Một biến thể khác, chiếc Mi-28N, được giới thiệu năm 1995, tên định danh N nghĩa là "night - ban đêm". Nguyên mẫu (số 014) cất cánh ngày 14 tháng 11 năm 1996. Đặc điểm đáng chú ý nhất cảu nó là một radar vỏ hình tròn phía trên rotor chính, tương tự như radar của loại AH-64D Longbow Apache Hoa Kỳ. Nó cũng được trang bị phiên bản Tor cải tiến và thiết bị ngắm phía dưới mũi, gồm cả camera TV và FLIR. Vì các vấn đề chi phí, công việc phát triển đã bị ngừng lại. Một nguyên mẫu thứ hai với thiết kế cánh quạt mới hơn được giới thiệu tháng 3 năm 2004 tại Rosvertol


This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1024x768 and weights 297KB.


Sự thay đổi tình hình quân sự sau Chiến tranh lạnh khiến những chiếc máy bay trực thăng với nhiệm vụ duy nhất là chống tăng như Ka-50, trở nên kém hữu dụng. Mặt khác, biến thể hai chỗ ngồi mọi thời tiết Ka-52 của nó có khả năng thao diễn kém hơn vì trọng lượng gia tăng. Các lợi thế của Mi-28N, như khả năng hoạt động mọi thời tiết, giá thấp, sự tương đồng với Mi-24, trở nên quan trọng. Năm 2003, một vị chỉ huy Các lực lượng Không quân Nga đã bình luận rằng Mi-28N sẽ trở thành máy bay trực thăng chiến đấu tiên chuẩn của Nga.

Mi-28N đã được giao hàng cho quân đội.Nó sẽ tham gia vào các cuộc thử nghiệm của quân đội. Chiếc máy bay này, cùng Ka-50/Ka-52 đã đi vào sử dụng. 10 sẽ được mua trong năm 2006 và cho tới năm 2015 tổng cộng sẽ có 67 chiếc được mua

Mi-28NE là phiên bản xuất khẩu và biến thể đơn giản hóa Mi-28D chiến đấu ban ngày dựa trên thiết kế của Mi-28N, nhưng không có radar và FLIR.


This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1024x768 and weights 378KB.


Miêu tả

Mi-28 có hai buồng lái được bọc giáp bảo vệ tốt, một mũi với đầy đủ các thiết bị điện tử, và một cánh quạt đuôi kiểu chữ X hẹp.

Hai động cơ 2200hp Isotov TV-3-117VM. (t/n 014) Cánh quạt đuôi kiểu chữ X (55 độ) để giảm tiếng ồn.

Tuy Mi-28 không được thiết kế cho khả năng vận tải, thực sự nó vẫn có một khoang hành khách nhỏ có thể chở ba người. Mục đích dự định là để cứu phi hành đoàn của những chiếc đã bị bắn hạ.

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1200x812 and weights 328KB.


Biến thể


Mi-28A - diệt tăng. Phát triển ban đầu. Thua cuộc trong cạnh tranh với Ka-50. 1998 - phát triển. 2004 - những chuyến bay đầu tiên.
Mi-28N/MMW Havoc - Máy bay trực thăng chiến đấu mọi thời tiết, ngày và đêm. Nó được trang bị một thiết bị radar bước sóng milimét trên đỉnh, IR-TV, thiết bị radar. Những chiếc có tên Mi-28N sẽ có hai động cơ TV3-117V MA-SB3 (2500 sức ngựa mỗi chiếc), trọng lượng cất cánh tối đa 11500 kg, trọng lượng chất tải tối đa 2350 kg.
Mi-28N đã đi vào hoạt động với cái tên "Kẻ săn đêm" (tiếng Nga: Ночной охотник). Một phi đội Mi-28N từ thị trấn Torzhok đã tham gia vào cuộc tập trận chung tại Belorussia tháng 6 năm 2006.
Mi-28D - Phiên bản đơn giản hóa hoạt động ban ngày. Tương tự Mi-28N, nhưng không có radar trên đỉnh và TV-channel ngắm. Đơn giá USD 15M..17M.
Mi-28NAe - phiên bản xuất khẩu? đã được chào hàng với Triều Tiên.
Mi-40 - phiên bản chiến đấu/vận tải


This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1631x1085 and weights 410KB.


Đặc điểm kỹ thuật (Mi-28A, 1987)

Phi đội: 1 phi công (phía sau), 1 sĩ quan hoa tiêu/ điều khiển vũ khí (phía trước)
Chiều dài: 17.01 m (55 ft 9 in)
Sải cánh: 17.20 m (56 ft 5 in)
Chiều cao: 3.82 m (12 ft 7 in)
Diện tích: ()
Trọng lượng rỗng: 8.095 kg (17.845 lb)
Trọng lượng chất tải: 10.400 kg (22.930 lb)
Trọng lượng cất cánh tối đa: 11.500 kg (25.705 lb)
Động cơ (cánh quạt): Klimov TV3-117VMA
Kiểu: tuốc bin trục
Số lượng: 2
Công suất: 1.450 kW (1.950 hp)
Tốc độ tối đa: 300 km/h (187 dặm trên giờ)
Tầm hoạt động: 1.100 km (640 mi)
Trần bay: 5.800 m (19.000 ft)
Tốc độ lên: ()
Chất tải: ()
Công suất/trọng lượng: ()
Trang bị vũ khí:
1x pháo *30 mm Shipunov 2A42 với 300 viên đạn (220° bắn ngang) lắp dưới mũi
lên tới 2.300 kg trên bốn mấu cứng, gồm bom, rocket, tên lửa và giá súng
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1024x768 and weights 390KB.


Đặc điểm kỹ thuật (Mi-28N)

Đặc điểm chung
Đội bay: hai, phi công và kỹ thuật viên vũ khí
Chiều dài: 17.01 m (55 ft 10 in)
Đường kính cánh quạt chính: 17.20 m (56 ft 5 in)
Chiều cao: 3.82 m (12 ft 6 in) (không có radar)
Diện tích cánh quạt chính: 232.4 m² (2.500 ft²)
Rỗng: 7.890 kg (17.394 lb)
Chất tải: 10.400 kg (22.930 lb)
Trọng lượng cất cánh tối đa: 12.100 kg (26.700 lb)
Động cơ: 2x Klimov TV3-117VM tuốc bin trục, 1.640 kW (2.200 shp) mỗi chiếc

Hoạt động
Tốc độ tối đa: 305 km/h (190 dặm trên giờ)
Tầm hoạt động: 460 km (286 dặm)
Trần hoạt động: 5.750 m (18.900 ft)
Tốc độ lên: 816 m/phút (2.680 ft/phút)
Chất tải cánh quạt chính: 45 kg/m² (9 lb/ft²)
Công suất/Trọng lượng: 0.31 kW/kg (0.19 hp/lb)

Trang bị vũ khí
1x pháo *30 mm Shipunov 2A42 với 300 viên đạn (220° bắn ngang) lắp dưới mũi
lên tới 2.300 kg trên bốn mấu cứng, gồm bom, rocket, tên lửa và giá súng

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1024x768 and weights 392KB.


This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1200x912 and weights 877KB.


This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1200x912 and weights 877KB.
Mil Mi-24

Mil Mi-24 là một máy bay trực thăng chiến đấu hạng nặng nhưng có khả năng chở quân thấp bắt đầu hoạt động trong Không quân Xô viết từ năm 1976, sau này là tại các nước cộng hòa và hơn ba mươi quốc gia khác trên thế giới.

Tên hiệu NATO của nó là Hind và các biến thế được định danh với một chữ cái thêm nữa. Các phiên bản xuất khẩu, Mi-25 và Mi-35, được biểu thị là Hind D và Hind E. Các phi công Xô viết gọi loại máy bay này là 'Letayushiy tank' (Xe tăng bay). Một tên hiệu thường gặp khác là 'Krokodil' (Cá sấu) — vì hình dạng ngụy trang và thân của nó.

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 2790x1426 and weights 543KB.


Kiểu Trực thăng chiến đấu
Hãng sản xuất Mil
Chuyến bay đầu tiên 1970
Được giới thiệu 1974
Tình trạng đang hoạt động
Số lượng được sản xuất 2000 (ước tính)

Đặc điểm

Thiết kế chủ chốt của máy bay này được lấy từ loại Mil Mi-8 (Tên hiệu NATO "Hip"), hai động cơ tuốc bin trục (turboshaft) đặt trên đỉnh cung cấp năng lượng cho cánh quạt chính 5 tấm chính giữa thân 17.3 m và một cánh quạt đuôi ba cánh. Các vị trí đặt động cơ khiến máy bay này có kiểu bố trí hai cửa hút gió rất khác biệt. Các phiên bản D và phía trên có đặc điểm buồng lái hai người với một vòm kính buồng lái kiểu "phồng bọt đôi". Các đặc điểm khung sườn khác được lấy từ loại Mi-14 "Haze". Các mấu cứng treo vũ khí được bố trí trên hai cánh ngắn giữa thân (cũng giúp tăng lực nâng), mỗi cánh có ba mấu. Vũ khí trang bị tùy thuộc nhiệm vụ; chúng có thể đảm nhiệm hỗ trợ trên không, chống xe tăng, hay chiến đấu trên không. Thân máy bay được bọc thép tốt và các phiến cánh quạt titan có thể chống lực va chạm từ những viên đạn .50 (12.7 mm). Buồng lái được tăng áp để bảo vệ đội bay trong trường hợp sử dụng Vũ khí Hạt nhân, Sinh học, Hóa học. Máy bay sử dụng bộ bánh đáp ba có thể thu vào. Với mục tiêu thiết kế vừa là máy bay chiến đấu vừa là máy bay chở quân, Hind không có đối thủ trực tiếp từ NATO.

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1444x1400 and weights 766KB.


Lịch sử chiến đấu

Chiến tranh Ogaden (1977-1978)
Mi-24 lần đầu tiên được sử dụng trong chiến đấu bởi các lực lượng Ethiopia trong Chiến tranh Ogaden chống lại quân đội Somali. Những chiếc máy bay trực thăng này đã đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch không vận ồ ạt thiết bị chiến tranh từ Liên Xô, sau khi Liên bang Xô viết thay đổi lập trường cho tới cuối cuộc chiến năm 1977. Những chiếc máy bay này được sử dụng trong cả những cuộc tấn công trên không và mặt đất buộc các lực lượng Somali rút khỏi lãnh thổ Ethiopia vào đầu năm 1978
Chiến tranh Việt Nam-Campuchia (1978)
Loại Mi-24A đã được Không quân Nhân dân Việt Nam sử dụng nhiều trong cuộc chiến tranh này. Mi-24 đã tiêu diệt nhiều căn cứ và tiền đồn Khmer Đỏ cho tới tận năm 1986 khi các lực lượng Khmer bị đẩy lùi tới biên giới Thái Lan.

Chiến tranh Xô viết tại Afghanistan (1979-1989)
Loại máy bay này được quân đội Liên Xô sử dụng với tần suất cao ở Afghanistan, chủ yếu để không kích các chiến binh Mujahideen. Với những tên lửa tầm nhiệt Stinger của Hoa Kỳ viện trợ cho Mujahideen, trực thăng Mi-8 và Mi-24 đã trở thành các mục tiêu ưa thích của lực lượng phiến loạn.

Các máy bay trực thăng chiến đấu Hind cũng năm trong số 333 máy bay trực thăng bị bắn rơi trong các chiến dịch quân sự tại Afghanistan. Buồng lái Mi-24 được bọc thép tốt và thậm chí có thể chống lại đạn .50 (12.7 mm), nhưng cánh đuôi của Hind rất dễ bị hư hại vì không được chú ý thiết kế bảo vệ.

Khả năng tìm nhiệt của các loại vũ khí phòng không được sử dụng trong lực lượng Mujahideen cộng với việc Hind' xả quá nhiều khí nóng ngay dưới cánh quạt chính khiến loại máy bay này rất dễ bị trúng đạn. Sau này, điểm yếu đó đã được sửa chữa và một hệ thống cảnh báo tên lửa đã được lắp đặt trên toàn bộ các máy bay trực thăng Mi-4, Mi-8, và Mi-24 Xô viết giúp phi công có cơ hội thoát khỏi tên lửa hay lao xuống đất.

Trong cuộc chiến tranh này, Hind đã chứng minh tính hiệu quả và tin cậy được cả các phi công Xô viết và lực lượng Mujahideen công nhận. Quân Mujahideen thường phải vội vã ẩn nấp khi thấy các pháo sáng chỉ điểm Xô viết xuất hiện. Tên hiệu của Mujahideen cho chiếc Mi-24 là "Cỗ xe của Ma quỷ" vì danh tiếng hiển nhiên của nó. Một trong những lãnh đạo phiến loạn Afghanistan đã có câu nói nổi tiếng "Chúng tôi không sợ người Xô viết. Chúng tôi sợ những chiếc trực thăng của họ."

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1024x768 and weights 293KB.


Chiến tranh Iran-Iraq (1980-1988)
Hind cũng được sử dụng thường xuyên trong Quân đội Iraq trong cả cuộc chiến tranh với nước Iran láng giềng[4]. Trang bị vũ khí hạng nặng của nó là yếu tố chủ chốt gây ra những thiệt hại to lớn cho các lực lượng mặt đất Iran. Trong cuộc chiến này đã xảy ra những cuộc không chiến trực thăng được xác nhận duy nhất trong lịch sử khi người Iraq sử dụng Hind' chống lại những chiếc AH-1J SeaCobra (do Hoa Kỳ viện trợ trước cuộc Cách mạng Iran) của Iran. Một chiếc Hind thậm chí đã bắn rơi chiếc máy bay chiến đấu phản lực McDonnell Douglas F-4D Phantom ngày 26 tháng 10 năm 1982.[5]

Nội chiến Nicaragua (1980-1988)
Hind cũng được quân đội Sandinista sử dụng trong cuộc nội chiến ở thập kỷ 1980.

Nội chiến Sri Lanka (1987-hiện tại)
Lực lượng gìn giữ hòa bình Ấn Độ (1987-1990) tại Sri Lanka đã sử dụng Hinds khi một biệt đội Không quân Ấn Độ được triển khai tại đó để hỗ trợ các lực lượng vũ trang Ấn Độ và Sri Lanka chống lại các nhóm chiến binh Tamil như Những con hổ giải phóng Tamil (LTTE). Mọi người tin rằng Ấn Độ đã giảm được đáng kể những tổn thất của mình nhờ sự hỗ trợ trên không từ những chiếc trực thăng chiến đấu Hind. Ấn Độ không mất chiếc Hind nào trong cuộc chiến, bởi quân LTTE không có vũ khí tiêu diệt được chúng ở thời điểm đó.

Từ ngày 14 tháng 11 năm 1995 tới nay, Không quân Sri Lanka đã sử dụng nhiều chiếc Mi-24 trong cuộc chiến với LTTE. Hiện tại Không quân Sri Lanka sử dụng nhiều phiên bản Mi-24/-35P và Mi-24V/-35. Một số chiếc gần đây đã được nâng cấp với các hệ thống điện tử Israel. Vì LTTE đã được trang bị MANPAD, ít nhất ba chiếc trực thăng đã bị bắn hạ.

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 980x700 and weights 294KB.


Chiến tranh Vùng Vịnh (1991)
Hind đã được người Iraq triển khai nhiều trong cuộc xâm lược Kuwait của họ, dù đa số chúng đã được Saddam Hussein cho rút về khi ông nhận thấy sự cần thiết của chúng trong việc bảo vệ chính quyền của mình sau cuộc chiến.

Sau này một số chiếc đã được gửi qua biên giới sang Iran, cùng với nhiều máy bay quân sự khác của Iraq với hy vọng chúng sẽ không bị phá hủy sau những cuộc không kích của Liên quân. Tuy nhiên, tương tự như số phận của nhiều loại máy bay Iraq khác, người Iran đã giữ chúng và sử dụng cho mục đích riêng của họ.
Chiến tranh giành độc lập Croatia (thập niên 1990)
Lần đầu tiên xuất hiện tại Croatia năm 1993, 12 chiếc Mi-24 đã được quân đội Croatia sử dụng hiệu quả trong Chiến dịch Bão táp năm 1995 chống lại phe Serbia trong quân đội Nam Tư (JNA) cũ và các lực lượng bán du kích của quân đội Krajina
Chiến tranh Chechnya lần thứ nhất và và lần thứ hai tại Chechnya (thập niên 1990-thập niên 2000)
Trong cả hai cuộc chiến tại nước cộng hoà Chechnya thuộc Nga, bắt đầu năm 1994 và 1999, nhiều chiếc Mi-24 đã được các lực lượng vũ trang Nga sử dụng. Tuy nhiên, tương tự như tại Afghanistan, Mi-24 khó chống lại các chiến thuật của quân phiến loạn. Hàng chục chiếc được cho là đã bị bắn rơi hay lao xuống đất trong các chiến dịch quân sự. Một lý do khác gây ra thiệt hại to lớn đó là công tác bảo dưỡng yếu kém với những chiếc trực thăng đã cao tuổi này.

Chiến tranh Kosovo
Các lực lượng đặc biệt của cảnh sát Serbia (JSO) đã sử dụng 2 chiếc Mi-24 chống lại các lực lượng Quân đội giải phóng Kosovo (KLA).
Nội chiến Sudan (1995-hiện nay)
Không quân Sudan đã mua sáu chiếc Mi-24 năm 1995 và sử dụng tại Miền nam Sudan và Núi Nuba tham chiến với SPLA. Ít nhất hai chiếc đã bị hư hỏng trong sử dụng chứ không phải trong chiến đấu, nhưng có lẽ đã được thay thế. Mười hai chiếc khác được mua năm 2001 [10]và được sử dụng thường xuyên tại khu vực các giếng dầu ở Miền nam Sudan. Mi-24 cũng được triển khai tại Darfur trong giai đoạn 2004-2005.

Nội chiến Sierra Leone (1991-2002)
Một và sau này là ba chiếc Mi-24V do lính đánh thuê Nam Phi sử dụng chống lại quân phiến loạn Mặt trận Cách mạng Thống nhất (RUF). Năm 1995, lính đánh thuê đã giúp đỡ đẩy lùi RUF khỏi thủ đô, Freetown.

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1200x898 and weights 386KB.


Xung đột Macedonia năm 2001 (tháng 2 năm 2001-tháng 8 năm 2001)

Mi-24V của MacedoniaCác lực lượng vũ trang Macedonia đã sử dụng những chiếc Mi-24V, được Ukraine cung cấp chống lại các chiến binh Albania.

Nội chiến Ivoria (2002-2004)
5 chiếc Mil Mi-24 Hind do lính đánh thuê điều khiển hỗ trợ cho các lực lượng chính phủ. Sau này chúng đã bị Quân đội Pháp tiêu diệt trong vụ trả đũa cuộc tấn công vào một căn cứ Pháp gây thiệt mạng 9 binh sĩ.

Chiến tranh Congo lần thứ hai (2003-hiện tại)
Lực lượng gìn giữ hoà bình Liên hiệp quốc đã triển khai các máy bay trực thăng Mi-25/-35 thuộc Không quân Ấn Độ để hỗ trợ cho sứ mệnh. Không quân Ấn Độ đã hoạt động trong khu vực từ năm 2003.
Chiến tranh Iraq (tháng 3 năm 2003-hiện tại)
Đội quân Ba Lan tại Iraq đã sử dụng 6 chiếc Mi-24D từ tháng 12 năm 2004. Một chiếc trong số chúng đã đâm xuống đất ngày 18 tháng 7 năm 2006 trong một căn cứ không quân tại Al Diwaniyah. Có lẽ sau chiến dịch này Ba Lan sẽ chuyển giao số trực thăng trên cho Quân đội Iraq.

Biến thể

Từ khi bắt đầu được thiết kế năm 1968 tới chuyến bay thử đầu tiên của Hind chỉ kéo dài chưa tới mười tám tháng. Những mẫu đầu tiên được chuyển giao cho các lực lượng vũ trang đánh giá năm 1970. Mi-24A (Hind-B) thực sự gặp phải một số vấn đề - chạy nghiêng, các vấn đề về hệ thống kính ngắm và tầm quan sát hạn chế của phi công. Quá trình sửa đổi thiết kế đã cải tiến đáng kể những vấn đề trên.

V-24 (Hind) - Phiên bản trực thăng đầu tiên, gồm mười hai nguyên mẫu và một chiếc phát triển. Một mẫu đã được sửa đổi năm 1975 thành A-10 để thực nghiệm tốc độ cao (đạt tới 368km/h).
Mi-24 (Hind-A) - Một phiên bản ban đầu khác là một chiếc trực thăng vũ trang, có thể chở tám lính và ba thành viên đội bay. Nó cũng mang bốn thùng chứa rocket tại bốn mấu cứng dưới cánh, bốn tên lửa chống tăng 9M17 Falanga (AT-2 Swatter) dưới hai thanh treo cánh, bom rơi tự do cộng thêm hai súng máy 12.7-mm lắp trên mũi. Mi-24 (Hind-A) là phiên bản sản xuất đầu tiên.
Mi-24A (Hind-B) - Hind-A là phiên bản sản xuất thứ hai. Cả Mi-24 và Mi-24A đều bước vào phục vụ trong Không quân Xô viết năm 1973 hay 1974. Nó không được trang bị súng máy 12.7mm bốn nòng tại mũi.
Mi-24U (Hind-C) - Phiên bản huấn luyện không trang bị vũ khí.
Mi-24D (Hind-D) - Phiên bản thường thấy nhất, một loại máy bay chiến đấu đúng nghĩa hơn so với những phiên bản trước, loại đầu tiên được trang bị các hệ thống điện tử cho tên lửa điều khiển chống tăng 9M17 Falanga (AT-2 Swatter). Mi-24D có phần thân trước được thiết kế lại, với hai buồng lái riêng biệt cho phi công và sĩ quan điều khiển vũ khí. Nó được trang bị một súng máy 12.7-mm bốn nòng phía mũi. Mi-24D có thể mang bốn thùng rocket, bốn tên lửa 9M17 Falanga (AT-2 Swatter) chống tăng cộng thêm bom và các loại vũ khí khác.
Mi-24DU - Một số lượng nhỏ Mi-24D đã được chế tạo làm máy bay huấn luyện với hệ thống điều khiển kép.
Mi-24V (Hind-E) - Phát triển sau này dẫn tới loại Mi-24V, lần đầu tiên xuất hiện đầu thập niên 1980. Nó được trang bị những tên lửa điều khiển chống tăng thế hệ mới hơn, như (9M114 Kokon, AT-6 Spiral) với những ống phóng. Mười hai tên lửa được treo trên sáu mấu cứng tại cánh.
Mi-24P (Hind-F) - Phiên bản chiến đấu thay thế súng máy 12.7mm bằng pháo 30-mm.
Mi-24RKR (Hind-G1) - Phiên bản trinh sát, được thiết kế để phát hiện bức xạ, sinh học và hóa học. Loại Mi-24RKR xuất hiện lần đầu tại Thảm họa Chernobyl năm 1986. Cũng được gọi là Mi-24R, Mi-24RR và Mi-24RKh (Rch).
Mi-24K (Hind-G2) : Trinh sát quân đội, trực thăng quan sát pháo binh.
Mi-24VM - Mi-24V cải tiến với hệ thống điện tử hiện đại hơn cho hoạt động ban đêm, bộ phận đáp mới, cánh ngắn và nhẹ hơn, và những hệ thống vũ khí mới tương thích với các loại tên lửa Ataka, Shturm và Igla-V và một súng chính 23 mm. Bên trong cũng được cải tạo nhằm tăng tuổi thọ và tạo điều kiện bảo dưỡng dễ dàng hơn. Mi-24VM được cho là sẽ bước vào hoạt động năm 2015
Mi-24PM - Mi-24P cải tiến sử dụng các công nghệ như Mi-24VM.
Mi-24PN - Quân đội Nga đã chọn phiên bản Mi-24 cải tiến này làm máy bay trực thăng tấn công của họ. Phiên bản PN có một TV và một cameraFLIR nằm trong một vòm tròn phía trước. Những thay đổi khác gồm cánh quạt chính và đuôi từ Mi-28 và bánh đáp cố định. Quân đội Nga đã nhận 14 chiếc Mi-24PN năm 2004 và có kế hoạch nâng cấp toàn bộ Mi-24 của họ.

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 3008x1960 and weights 3329KB.


Mi-24PS : Phiên bản cảnh sát dân sự hay bán quân sự.
Mi-24E : Phiên bản nghiên cứu môi trường.
Mi-25 - Phiên bản xuất khẩu của Mi-24D.
Mi-35 - Phiên bản xuất khẩu của Mi-24V.
Mi-24W : Tên định danh Ba Lan cho loại Mi-24V.
Mi-35P - Phiên bản xuất khẩu của Mi-24P.
Mi-35U - Phiên bản huấn luyện không trang bị vũ khí của Mi-35.
Mi-24 SuperHind Mk II - Với những hệ thống điện tử phương Tây do công ty Advanced Technologies and Engineering (ATE) của Nam Phi chế tạo.[18]
Mi-24 SuperHind Mk III/IV - Phiên bản cải tiến của Mi-24 với các vũ khí, hệ thống điện tử và phản công điện tử

Lực lượng sử dụng



:Afghanistan 115 chiếc đã được chuyển giao cho Không quân Afghanistan từ năm 1979.
: Algeria
: Angola
: Armenia: 12 chiếc hoạt động trong Không quân Armenia.[20]
: Azerbaijan
: Belarus
: Bulgaria
: Chad
: Cyprus
: Croatia
: Cuba
: Cộng hòa Czech
: Đông Đức
Đức: 51 chiếc từ Quân đội Đông Đức, bán cho Hungary, Ba Lan và hai chiếc cho Quân đội Hoa Kỳ
: Guinea Xích đạo
: Eritrea
: Ethiopia
: Gruzia
: Guinea
: Hungary
: Ấn Độ
: Indonesia 2 chiếc Mi-35P (mua năm 2004), 5 chiếc Mi-35P đặt hàng năm 2006.
: Iraq
: Iran
: Kazakhstan
: Kyrgyzstan
: Libya
Cộng hòa Macedonia
: Mozambique
: Nicaragua
: Nigeria
: Bắc Triều Tiên
: Pakistan
: Peru
: Ba Lan
: Nga
: Rwanda
: Serbia 2 chiếc Mi-24V đang hoạt động trong Không quân Serbia.
: Sierra Leone
: Slovakia
: Nam Phi
: Sri Lanka
: Sudan
: Syria
: Tajikistan
: Ukraine
: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Quân đội Hoa Kỳ sử dụng một số chiếc Hind tại Louisiana cho mục đích huấn luyện phương tiện đối thủ.[21]
: Uzbekistan
: Venezuela (Mi-35M2),
: Việt Nam
: Yemen
: Zimbabwe
Từ năm 1978 khoảng 2.000 chiếc Hind đã được sản xuất, 600 chiếc cho xuất khẩu.

Đặc điểm kỹ thuật (Mi-24)

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1280x1024 and weights 374KB.


đội bay: 3 (phi công, sỹ quan điều khiển hệ thống vũ khí và kỹ thuật viên)
chiều dài: 17.5 m (57 ft 4 in)
sải cánh: 17.3 m (56 ft 7 in)
sải cánh: ' 6.5 m (21 ft 3 in)
diện tích: 235 m² (2.529,52 ft²)
chiều cao: 6.5 m (21 ft 3 in)
trọng lượng rỗng: 8.500 kg (18.740 lb)
trọng lượng chất tải:
trọng lượng cất cánh tối đa: 12.000 kg (26 455 lb)
sức chứa: 8 lính hay 4 người bị thương
động cơ (cánh quạt): Isotov TV3-117
kiểu cánh quạt: tuốc bin
số lượng cánh quạt: 2
công suất: 1.600 kW (2.200 sức ngựa)
tốc độ tối đa: 335 km/h (208 mph)
tầm hoạt động: 450 km (280 dặm)
trần bay: 4.500 m (14.750 ft)
tỷ lệ lên:
chất tải:
công suất/trọng lượng:
hệ thống điện tử:
Trang bị vũ khí:


súng máy 12.7 mm YaKB-12.7 Yakushev-Borzov nhiều nòng
1.500 kg bom
4× Tên lửa điều khiển chống tăng (AT-2 Swatter hay AT-6 Spiral)
4× 57 mm S-5 rocket hay 4× 80 mm S-8 rocket
2× 23 mm pháo hai nòng
4× bình nhiên liệu ngoài