Thứ Hai, 24 tháng 10, 2011

Mỹ nhân phơi ngực trên sàn diễn

Mỗi khi có một ngôi sao vướng sự cố lộ hàng, y như rằng họ trở thành tiêu điểm để báo chí nhắm tới. Nhưng có một nơi mà việc phơi ngực giữa chốn đông người lại được xem là điều hiển nhiên, thậm chí luôn được ngưỡng mộ, ấy là khi kiều nữ 'xé áo' trên sàn catwalk.

 
Alice Dellal (trái) và Nicole Richie
Gisele Bundchen và Naomi Campbell
Kate Moss
Claudia Schiffer và Tyra Banks
  Leah Wood (trái) và Lydia Hearst
  Flaminia Romeo và Elizabeth Jagger



























Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011

Những loài chim đẹp

Người đẹp Trung quốc

Trong lịch sử Trung Quốc có bốn người con gái được mệnh danh là tứ đại mỹ nhân bởi có sắc đẹp làm khuynh đảo cả một đất nước, thay đổi cả lịch sử. Tương truyền, cả bốn người đẹp này đều có một điểm xấu nào đó.

Tây Thi - người đẹp chân to

Nàng là một thôn nữ dệt vải ở Trữ La Sơn, thời Chiến Quốc. Một hôm nàng ra sông giặt lụa, nước sông trong vắt, in bóng hình hoa mỹ của nàng khiến đàn cá xiêu lòng quên cả bơi lội, cứ từ từ lặn xuống đáy sông. Vì thế, người đời đã tôn Tây Thi là người có vẻ đẹp "trầm ngư" (cá lặn). Thế nhưng theo dân gian đồn đại, nàng Tây Thi có đôi chân quá to (so với "chuẩn" của Trung Quốc cổ đại) nên khi nàng bước chân xuống suối giặt lụa, đàn cá thấy chân nàng to quá nên hoảng hốt bỏ chạy.

Để người khác không nhìn thấy đôi chân kém thon của mình, Tây Thi đã tự may cho mình một chiếc váy đặc biệt dài để có thể che hết hình hài của đôi chân. Người đời không nhìn thấy đôi chân của nàng nên đều ca ngợi nàng là con người hoàn mỹ, sắc nước hương trời.

Vương Chiêu Quân bị lệch vai

Vương Chiêu Quân là người con gái đoan trang và trí tuệ nhất trong tứ đại mỹ nhân. Nàng tên là Vương Tường, quê ở Tuy Quỹ, đời nhà Hán. Tuy có sắc đẹp tuyệt thế nhưng nàng không được vua vời đến vì khi hình chân dung của nàng được dâng lên vua Hán Nguyên đế, tên Mao Diên Thọ đã chấm thêm một chấm đen dưới mắt nàng rồi tâu vua là nàng có nốt ruồi “thương phu trích lệ”, là tướng sát chồng. Sau này, nhà vua tình cờ gặp lại nàng mới biết nốt ruồi sát phu kia không có thật. Mao Diên Thọ sợ tội, trốn qua chúa Hung Nô, đem theo cả chân dung Chiêu Quân. Vua Hung nô xem tranh mê đắm, đòi vua Hán phải nộp nàng, nếu không sẽ cất quân đánh. Biết mình yếu thế, vua Hán đành dứt tình để Chiêu Quân đi.

Trên đường đi, nhác trông đàn chim nhạn bay qua, lòng xao xuyến bồi hồi nhớ quê hương, Vương Chiêu Quân tức cảnh sinh tình, nâng đàn dạo mấy khúc. Tiếng đàn trầm bổng vang xa, khiến đàn nhạn quên cả vỗ cánh, cứ từ từ rơi xuống. Vì thế, Chiêu Quân được gọi là mỹ nhân lạc nhạn.

Tương truyền, Chiêu Quân tuy rất đẹp nhưng vẫn có một khiếm huyết, đó là hai vai hơi lệch nhau. Và để che giấu nhược điểm này, nàng phải làm thêm những miếng độn vai để áo không bị tụt và không bị người khác phát hiện.

Điêu Thuyền, mỹ nhân tai nhỏ

Sách Tam quốc diễn nghĩa kể rằng, Điêu Thuyền có gia cảnh tan nát vì loạn Đổng Trác, được quan Tư đồ Vương Doãn nhận làm con nuôi rồi nhận lời giúp ông thi hành mỹ nhân kế. Doãn hứa với Lã Bố gả Điêu Thuyền cho hắn rồi đưa nàng dâng cho Đổng Trác. Lã Bố mất mồi ngon nên làm phản, đồng mưu với Vương Doãn giết Đổng Trác.
 

Thánh Thán viết về Điêu Thuyền như sau: “Mười tám lộ quân chư hầu không giết nổi Đổng Trác mà một thiếu nữ đào tơ liễu yếu như Điêu Thuyền lại giết nổi Trác. Ba anh em Lưu, Quan, Trương hùng liệt không thắng nổi Lã Bố mà chỉ một nàng Điêu Thuyền lại thắng nổi. Lấy chăn chiếu làm chiến trường, lấy son phấn làm khôi giáp, lấy sóng mắt nụ cười làm gươm sắc giáo nhọn, lấy mày ngài làm cung nỏ, lấy nước mắt nũng nịu làm tên đạn, lấy lời ngọt ngào tình tứ làm chiến lược mưu cơ. Xem như thế thì cái bản lãnh của nữ tướng quân quả là tuyệt cao cường, đáng sợ lắm thay!”.

Tương truyền, Điêu Thuyền đẹp đến mức cả mặt trăng cũng phải xấu hổ mỗi khi thấy nàng, phải lặn đi khi nàng xuất hiện. Vì thế, Điêu Thuyền được gọi là mỹ nhân bế nguyệt. Tuy nhiên, nàng lại có một khiếm khuyết nhỏ, đó là đôi tai rất bé. Trong khi đó, theo quan niệm của người Trung Quốc xưa, tai to mới là quý tướng. Vì thế, Điêu Thuyền đã tự chế tạo và nghĩ ra một loại khuyên tai và loại kẹp tóc trang trí rất đẹp mắt để che đi cái tai quá nhỏ của mình.

Tuy nhiên ngày nay, các sử gia đã xác nhận Điêu Thuyền không phải là nhân vật có thật, vì vậy nàng có đôi tai nhỏ hay không cũng chỉ là chuyện kể cho vui mà thôi.

Dương Quý phi có cơ thể không thơm

Nàng tên là Dương Ngọc Hoàn, vốn là con dâu của Đường Minh hoàng, nhưng vì vua quá yêu nên đã tốn bao tâm cơ để "phù phép" nàng dâu thành quý phi của mình.

Tương truyền, sắc đẹp của Dương Quý phi rực rỡ đến nỗi ở cạnh nàng, các đóa hoa cũng phải lu mờ, chúng xấu hổ đến nỗi không dám nở. Thật đáng tiếc là Dương mỹ nhân lại có mùi cơ thể không thơm tho. Dân gian đồn đại rằng chính vì thế mà những cánh hoa không nở nổi, chứ không phải xấu hổ gì cả.

Tuy nhiên, là người của lầu son, Dương Quý phi có rất nhiều phương tiện để khắc phục nhược điểm này.  Nàng hái những bông hoa thơm nhất trong vườn rồi chiết xuất thành nước thơm xức lên người. Ngoài ra, Dương Quý phi cũng tắm thường xuyên bằng các loại nước chứa hương liệu và thả hoa tươi. Vì thế, mùi cơ thể của nàng bị che lấp, chỉ còn lại một nhan sắc rực rỡ khiến nhà vua mê đắm.

Những "thông tin" về nhược điểm của các mỹ nhân trên đây cũng chỉ là chuyện được truyền tụng, vì các nàng đều sống cách đây quá xa, lại cách biệt trong hậu cung, khuê các, cho dù có điểm xấu cũng khó lòng kiểm chứng. Nhưng việc họ vẫn làm điên đảo các đế vương chứng tỏ rằng, cho dù có vết, nhan sắc của họ vẫn là những viên ngọc chỉ xuất hiện một lần trong hàng nghìn năm.
Theo Đất Việt

Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011

Tại sao máy bay chiến đấu của Mỹ có thể tàng hình

Công nghệ tàng hình buộc chúng ta nghĩ đến tuyên bố của Phó tư lệnh lực lượng không quân Mỹ - Tướng John Wellch, người đã tham gia chỉ huy quân đội Mỹ trong chiến dịch “Bão táp sa mạc” trong cuộc chiến lật đổ chế độ của Cựu lãnh đạo Iraq Saddam Hussein rằng “nguyên tắc cơ bản nhất của bất kỳ cuộc chiến tranh nào đó là tính bất ngờ. Ai giành được bất ngờ người đó sẽ có nhiều lợi thế hơn”.


Một trong những yếu tố gây “bất ngờ” để giành ưu thế trên chiến trường của quân đội Mỹ hiện tại và trong tương lai được thể hiện qua công nghệ chế tạo các phương tiện chiến tranh có khả năng “tàng hình” (stealth technology).
Một chiếc chiến đấu cơ F-117A  của Không lực Mỹ.
Một chiếc chiến đấu cơ F-117A của Không lực Mỹ.

Ưu thế kỹ thuật tàng hình của quân đội Mỹ được chiến đấu cơ F-117A (do Lockheed Martin) chế tạo thể hiện khá rõ nét qua chiến dịch oanh kích 6 tuần liên tiếp nhằm vào các mục tiêu quan trọng ở thủ đô Baghdad của Iraq do liên quân NATO tiến hành vào năm 2003.

Các máy bay F-117A với biệt danh “Chim ưng đêm” đã “ung dung” bay thẳng vào thủ đô Baghdad, nơi quân đội Iraq bố trí một hệ thống phòng không dày đặc để ném bom các mục tiêu chỉ định và quay về nơi xuất phát mà không hề bị bất kỳ một vệt đạn phòng không nào của Iraq bắn trúng.
F-22 Raptor do Lockheed Martin chế tạo.
F-22 Raptor do Lockheed Martin chế tạo.

Trước khi các hãng sản xuất vũ khí áp dụng công nghệ “tàng hình” cho các chiến đấu cơ F-117A hiện đại, quân đội Mỹ này đã từng ứng dụng nó trong việc chế tạo các tàu ngầm chiến lược và tàu ngầm đa năng hơn 30 trước khi Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh lật đổ chế độ Saddam Hussein ở Iraq vào năm 2003.

Không chỉ có vậy, lực lượng lục, hải quân Mỹ cũng đã và đang ứng dụng công nghệ tàng hình để sản xuất ra các loại xe tăng, tàu chiến, tên lửa và một số loại vũ khí khác nhằm tăng cường khả năng bảo vệ sinh lực binh lính, hạn chế tối đa việc bị phát hiện và tấn công trước các loại vũ khí đối xứng của đối phương.
F-117A với các biệt danh "Chim ưng đêm", "Con ma" và "Hạt huyền".

Năm 1962, hãng Lockheed Martin đã chế tạo thành công loại máy bay A-12 và SR-71 với khả năng “tránh mặt” được rất nhiều các loại ra đa phòng không. Bí quyết của hai dự án thành công này nằm ở công nghệ chế tạo vật liệu và sơn phủ ngoài máy bay.

Trong thập niên 70, nhờ nền tảng công nghệ tiên tiến, đặc biệt là sự trợ giúp của các phần mền tương thích máy tính, ngành chế tạo máy bay chiến đấu của mốt số hãng sản xuất tên tuổi của Mỹ đã có thêm nhiều khả năng mới.
 

Chương trình “ECHO” (Tiếng vang) cho phép hãng Lockheed Martin hiện đại hoá các cấu trúc thân máy bay chiến đấu bằng kỹ thuật đồ hoạ vi tính, xác định khả năng hiện hình trên màn hình ra đa mà không cần mô hình thực tế.

Kết quả là vào năm 1975, Lockheed Martin đã cho ra đời và thử nghiệm một chiếc chiến đấu cơ F-117A mô hình đầu tiên.
Chính nhờ mô hình đầy hứa hẹn này mà Lockheed Martin đã giành được hợp đồng chế tạo hàng chục máy bay chiến đấu tàng hình F-117A cho không quân Mỹ trước một đối thủ tầm cỡ khác là hãng Nortrop.
Một chiếc F-22 đang được tiếp dầu trên không.
Một chiếc F-22 đang được tiếp dầu trên không.

Mùa đông năm 1977, những chuyến bay F-117A thử nghiệm đầu tiên đã được tiến hành và quân đội Mỹ đã ngay lập tức đặt hàng Lockheed Martin sản xuất và cung cấp cho lực lượng không quân chiến lược 24 chiếc F-117A.
Chiếc đầu tiên được Lockheed Martin hoàn thành vào năm 1981, sau đó 2 năm (1983) nó đã chính thức thuộc biên chế của lực lượng không quân Mỹ.

Trong giai đoạn hiện nay, Mỹ đã chế tạo thành công và đang khai thác sử dụng loại chiến đấu cơ tiêm kích thế hệ mới hiện đại nhất F-22 Raptor. F-22 Raptor do Lockheed Martin chế tạo là một máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 sử dụng kỹ thuật tàng hình thế hệ 4.

 

Ban đầu F-22 Raptor được thiết kế để trở thành một máy bay chiến đấu giành ưu thế trên không trước Không quân Xô viết, nhưng cũng được trang bị cho các nhiệm vụ tấn công mặt đất, chiến tranh điện tử và trinh sát tín hiệu.

Dựa trên tìm hiểu về công nghệ tàng hình của các máy bay chiến đấu và một số loại vũ khí tấn công hiện đại của quân đội Mỹ, các chuyên gia kỹ thuật quân sự của Liên Xô trước đây đã từng hé lộ những bí mật được coi là các “yếu tố gây bất ngờ” để giành ưu thế trên các chiến trường của quân đội Mỹ.
 

Để có thể hấp thụ được năng lượng sóng phát đi và thu về từ các ra đa trinh sát của quân đối phương, phần thân của các máy bay tàng hình của quân đội Mỹ đã được chế tạo và sơn phủ bằng một loại vật liệu đặc biệt có đặc tính sắt từ.
Khi sóng điện từ phát ra từ các ra đa đối phương tiếp xúc với các loại máy bay này sẽ bị hấp thụ bởi lớp màng phủ có giải tần rộng, khiến năng lượng phản hồi về ra đa phát bị giảm đi đáng kể dẫn đến hoả lực đối phương sẽ không thể phát hiên được đâu là mục tiêu giả và đâu là mục tiêu thật.
Thân máy bay tàng hình được thiết kế theo kiểu cơ chế nhiều mảng ghép lại, tạo ra bề mặt tiếp xúc có khả năng phản năng lượng sóng điện từ và bắn năng lượng này đi theo các hướng khác chứ không quay về hướng ra đa đã phát đi khiến hoả lực phòng không của đối phương bị phân tán và không chính xác.
 

Một trong những đặc điểm được xem là bản chất của công nghệ tàng hình đó là việc khắc phục hệ thống ống xả của máy bay chiến đấu. Thực tế cho thấy, bộ phận động cơ máy bay là bộ phận phản hồi năng lượng sóng điện từ tốt nhất nên các ra đa đối phương (chưa kể tính năng vượt trội của các loại tên lửa tầm nhiệt).
Để khắc phục nhược điểm trên, trong thiết kế của các máy bay chiến đấu hiện đại của Mỹ, nhà sản xuất đã bố trí bộ phận đặc biệt để “che” ống xả phản lực với chức năng hướng năng lượng sóng ra đa vào phía trong và hấp thụ luôn nó.
Cấu trúc đặc biệt của động cơ cho phép tạo luồng khí thải có góc rộng, giảm nhiệt thải, hạn chế khả năng bị phát hiện trong giải hồng ngoại. Hai động cơ đều có hệ thống giảm âm, giảm nhiệt nhờ đó mức độ phát tia hồng ngoại cũng được hạn chế đến lức tối đa. Hệ thống giảm nhiệt lấy không khí thổi trực tiếp vào ống xả, trộn với khí thải làm giảm nhiệt độ đầu ra của ống xả.
 

Các bộ phận mặt đứng thân, ghế ngồi phi công được thiết kế theo dạng bề mặt lượn sóng có tác dụng tản mác năng lượng sóng ra đa. Đuôi máy bay được thiết kế hình chữ V cũng làm giảm đáng kể khả năng phát hiện của ra đa đối phương.

Video:Máy bay xịn

<object classid="clsid:D27CDB6E-AE6D-11cf-96B8-444553540000" width="476" height="395"><param name="movie" value="http://video.zing.vn/player/flvPlayer.swf?autoplay=false&xmlFile=7ZE97CW^^2d3df813dc318f6903f5dd7d13812ed2&embed=1"></param><param name="allowFullScreen" value="true"></param><param name="allowscriptaccess" value="always"></param><embed type="application/x-shockwave-flash" src="http://video.zing.vn/player/flvPlayer.swf?autoplay=false&xmlFile=7ZE97CW^^2d3df813dc318f6903f5dd7d13812ed2&embed=1" id="YBBplayer" allowScriptAccess="always" name="YBBplayer" quality="high" height="395" width="476"></embed></object>

Cách cho hoa giấy lâu tàn và ra hoa quanh năm


Hiện nay trên đất nước ta hoa giấy đang được trồng phổ biến ở nhiều nơi. Từ trong các công viên đến các nơi công sở, từ các vườn sân cảnh gia đình đến các nơi khuôn viên, nhà hàng khách sạn, phòng tiếp khách… đâu đâu cũng có những bồn hoa giấy xinh xắn, sắc mầu rực rỡ.Vào những năm 90, ngày đầu mới chơi cây cảnh do chưa biết chăm sóc nên các bồn hoa giấy trong vườn cảnh của tôi hàng năm chỉ ra hoa từ 1 – 2 lần, hoa chóng tàn, sắc mầu không đẹp. Rút kinh nghiệm, mấy năm gần đây cứ vào cuối tháng giêng âm lịch, sau khi đợt hoa giấy đầu tiên tàn tôi tiến hành cắt tỉa, sửa lại tán cành cho đẹp rồi trồng lại bằng đất, phân mới. Chăm sóc cho cây sống ổn định rồi vặt bỏ toàn bộ lá cũ. Khi chồi mới bắt đầu nảy, dừng chăm sóc, để cho bầu đất khô, chồi ở tất cả các tán cành mọc ra bị chùn lại, tức nảy hoa đồng loạt. Khi hoa đã nở đều trên tất cả các tán cành, tôi tiến hành tưới nước thường xuyên cho hoa tươi lâu, giữ mầu bền đẹp.
Khi đợt hoa thứ nhất tàn lại tiếp tục cắt tỉa, tạo tán lại cho cây và chăm sóc bằng cách tưới nước phân NPK pha loãng bồi dưỡng cho cây hồi sức rồi bỏ khô không tưới nước vài ngày cho lá héo rũ, sau đó lại tiếp tục tưới nước, nhưng chỉ tưới ít một, đảm bảo đủ độ ẩm cho cây sống. Làm như vậy chỉ sau 1 – 2 tuần cây lại tiếp tục vừa nảy lộc vừa ra hoa. Tiếp tục tưới nước thường xuyên cho cây để giữ cho hoa luôn có sắc mầu tươi đẹp, lâu tàn.
*Vào cuối tháng giêng sau khi đợt hoa giấy đầu tiên tàn ,dùng kéo cắt tỉa ,sửa lại cành nhánh ,rồi đánh ra khỏi chậu ,rũ 2/3 đất ,cắt bỏ những rễ già khô ,cho đất mới vào trộn với phân chuồng và NPK với tỷ lệ :10phần đất-3 phần phân chuồng _1 phần NPK.Sau khi trồng xong ,tưới đẫm nước ,chăm sóc cây ổn định ,sang tháng ba cây ra hoa rực rỡ.
*Để cây có màu xanh đậm lâu tàn ,tôi ngâm phân NPK với lân theo tỉ lệ :3 NPK_1 lân pha loãng,cứ năm ngày tưới 1 lần ,làm như vậy giữ được hoa ,lá trên cành cây đến 2 tháng*Sau khi biểu hiện hoa sắp tàn ,lấy NPK bón sâu quanh gốc rồi tưới nước ,giữ độ ẩm thường xuyên ,dùng kéo cắt hoa đã tàn,vặt bỏ cành lá già trên cây ,cành rườm rà ,chỉnh lại cây .Làm vậy chỉ 10-20 ngày sau cây lại ra hoa trở lại.Ông còn nói áp dụng hoa ngâu ,hoa mai vàng tứ quý đều hiệu quả nhà tôi chỉ có hoa giấy áp dụng theo cách ông rất hiệu quả ,vậy nhà bạn nào có hoa ngâu về áp dụng nếu có kết quả tốt nhớ nhắn tôi biết nhé.

Kỹ thuật trồng lan hồ điệp

Hiện nay phong trào trồng lan đang phát triển mạnh vì đây là một nghề đưa lại hiệu quả kinh tế rất cao. Tuy nhiên, cây lan hồ điệp rất khó tính, đòi hỏi một số yêu cầu sinh thái khắt khe, người trồng phải hiểu biết và kỹ thuật cao mới có thể thành công được.
Điều kiện để trồng hồ điệp thành công: Lan hồ điệp là cây rất khó tính do đó khâu đầu tiên là phải chuẩn bị nhà trồng để có thể khống chế được các điều kiện ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm bên trong. Tuy nhiên để có được nhà phù hợp cho sinh trưởng, phát triển tốt, ra hoa đúng thời vụ cần rất nhiều điều kiện do đó cần phải có các thiết bị kèm theo như thiết bị tăng nhiệt, thiết bị giảm nhiệt, thiết bị điều chỉnh ánh sáng. Với điều kiện các tỉnh phía Bắc nước ta thì làm nhà 2 mái vừa có tác dụng hạn chế ánh sáng mùa hè, giữ được nhiệt độ mùa đông.

Chuẩn bị giá thể: Giá thể trồng lan phải tơi xốp và thoáng khí, đồng thời phải có khả năng giữ nước như mùn cây, than bùn khô, hạt đá nhỏ, rêu, quyết, dớn hoặc rêu “Chi Lê” nhập nội đã được xử lý an toàn nấm bệnh.
Chuẩn bị chậu: Yêu cầu của chậu trồng lan hồ điệp phải là chậu không sâu, nhỏ, màu trắng và trong suốt thuận lợi cho bộ rễ phát triển và quang hợp. Khi cây còn nhỏ dùng chậu có đường kính 5cm, sau 4 – 6 tháng khi cây có khoảng cách giữa 2 lá lớn hơn 12cm thì chuyển sang chậu có đường kính 8,3cm. Sau giai đoạn trồng từ 9 đến 12 tháng khi khoảng cách giữa 2 lá lớn hơn 18cm thì tiếp tục chuyển sang chậu có đường kính 12cm.

Kỹ thuật trồng cây vào chậu: Khi mua cây giống về trồng bà con chú ý đến các cỡ của cây được phân cấp như sau: 2 lá cách nhau lớn hơn 5cm gọi là cỡ đặc cấp được trồng vào chậu có đường kính 7cm. Nếu chiều dài 2 lá cách nhau từ 3 đến 5cm là cỡ cấp 1 trồng vào chậu đường kính 5cm. Nếu 2 lá cách nhau 1,2-3 cm gọi là cỡ cấp 2 thì trồng vào các khay ươm cây con.
Chăm sóc: Nên giữ nhiệt độ thích hợp trong nhà trồng ở mức 23 độ C, không được thấp hơn 20 độ C, đảm bảo hệ thống thông gió hoạt động tốt, độ ẩm thích hợp. Trong giai đoạn đầu chế độ che sáng như sau: Mùa hè giảm bớt từ 80 – 90% lượng ánh sáng bình thường, mùa đông từ 60-70%. Sau trồng 1 tháng bón thêm phân NPK với tỷ lệ 30-10-10 pha với nồng độ 30-40 mg/1 lít nước để phun cách 7-10 ngày/lần.
Thay chậu lần thứ nhất: Sau khi trồng được từ 4 – 6 tháng, lúc này khoảng cách giữa 2 lá khoảng 12cm thì chuyển sang chậu có đường kính 8,3cm. Lấy cây ra khỏi bầu, tách bỏ giá thể cũ và thay bằng giá thể mới rồi trồng lại vào chậu mới nhẹ nhàng tránh làm tổn thương đến rễ. Dưới đáy chậu nên lót 1-2 miếng xốp giúp chậu thoát nước tốt, tránh làm cây bị úng. Lan hồ điệp sinh trưởng chậm, phải mất tới 40 ngày trong điều kiện chăm sóc tốt mới mọc thêm 1 lá hoàn chỉnh. Khi cây có trên 4 lá mới có khả năng phân hoá mầm hoa. Để chăm sóc cho cây sau khi thay chậu lần 1 bà con phải phun dung dịch diệt khuẩn. Trong từ 3-5 ngày đầu không cần tưới nước nhưng vẫn phải giữ ẩm cho cây cũng như môi trường xung quanh. Sau khoảng 10 ngày tưới nước trở lại kết hợp bón phân. Lượng phân bón là đạm, lân, kali theo tỷ lệ 30-10-10 nồng độ 40mg/1lít nước. Ngoài ra có thể bổ sung thêm các loại phân hữu cơ khác như Komix.

Thay chậu lần 2: Lần thay chậu thứ 2 cũng là lần thay chậu cuối cùng được xác định khi cây có khoảng cách 2 lá đạt khoảng 18cm. Lúc này cây được từ 16 – 20 tháng, đường kính chậu chuyển sang phải đạt 12cm. Cách thay chậu lần này tương tự như lần đầu nhưng chú ý dùng dao, kéo sắc cắt bớt các rễ già trước khi trồng lại. Chú ý trong giai đoạn này chế độ che sáng như sau: Ánh sáng mùa hè giảm từ 60-70%, mùa đông giảm 40-50%, nhiệt độ từ 20-28 độ C, độ ẩm từ 70-85%. Sau khi chuyển chậu lần thứ 2 từ 5-6 tháng cây có từ 4 lá và bắt đầu phân hoá mầm hoa. Trong thời gian này cần duy trì nhiệt độ thấp từ 18-25 độ C hoặc nhiệt độ chênh lệch ngày đêm từ 8-10 độ C. Lan hồ điệp có hoa liên tục do đó xử lý nhiệt độ thấp càng dài thì hoa càng nhiều, khoảng cách giữa các hoa càng ngắn. Nếu nhiệt độ trên 25 độ C thì không thể phân hoá hoa và dưới 15 độ C thì không ra nụ, ra hoa. Khi thấy cây lan nhú hoa tưới phân NPK 6-30-30 pha nồng độ 2g/lít nước, thời gian phun 7-10 ngày/lần, để cho hoa mập hơn, bền và sắc hoa tươi lâu hơn. Ngoài ra, để cho hoa được bền lâu, khoảng 1-2 tháng cần đặt cây ở nơi thoáng mát, nhiệt độ thích hợp 20-25 độ C, ánh sáng che bớt 70%. Đặc biệt khi cây nở hoa không nên tưới nước hoặc dinh dưỡng lên hoa vì nước sẽ làm hoa bị úng hoặc cháy. Khi cành hoa nở gần tàn nên cắt ngay cành hoa và tưới phân NPK 30-10-10 để dưỡng cây cho trà hoa sau.

Cán chăm sóc Lan Hồ điệp


Cách chăm sóc lan Hồ Điệp
Loài lan này có nguồn gốc từ Đông Nam Á và Australia, mọc ở độ cao 200-400 m. Khi cây được 1-3 năm tuổi thì phát triển mạnh về thân, rễ, lá. Do vậy, thời điểm này bạn cần chăm sóc tích cực nhất.

Loài hoa này rất bền, có thể để được 40-50 ngày.
Thời gian nở: Tất cả các mùa trong năm.
Có tất cả gần 1.700 kiểu dáng, màu sắc khác nhau.
Ánh sáng: Hồ điệp ưa bóng mát.

Cây phát triển tốt ở nhiệt độ 20-35 độ C.
Cách tưới nước: Mùa đông 2-3 ngày tưới một lần vào lúc sáng sớm và chiều tối. Mùa hè tưới ngày 2-3 lần tùy thuộc vào chất trồng lan là sơ dừa hay gỗ mục. Khi tưới, dùng vòi phun sương nhẹ và phải di chuyển qua một lượt rồi mới tưới trở lại để cho thấm đều vào chất trồng.
Cách tưới phân: 7 ngày tưới một lần với liều lượng quy định vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Tưới qua một lần nước, 10-15 phút sau thì tưới phân để cây hấp thụ tốt nhất. Lan còn tưới phân NPK: 30.10.10. Lan trưởng thành dùng NPK 20.20.20. Khi cây nhú hoa dùng NPK 6.30.30 để cho hoa mập mạp, bền và sắc tươi hơn.
Phòng sâu bệnh: Phun định kỳ thuốc Dithan M trừ nấm bệnh, 7 ngày một lần.
Chú ý: Khi hoa gần tàn, cây có hiện tượng yếu đi. Bạn nên cắt ngay cành hoa và tưới NPK 30.10.10.
 

Để lan hồ điệp ra hoa

Lan hồ điệp là một loại hoa cao cấp, có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên lại rất khó tính, có các yêu cầu sinh thái khắt khe, người trồng phải có những hiểu biết nhất định và thiết bị cần thiết để có thể chủ động điều tiết được nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm môi trường thích hợp cho mỗi giai đoạn sinh trưởng khác nhau thì cây mới có thể ra hoa được.
Khác với các giống lan hồ điệp bản địa có thể ra hoa bình thường nếu có chế độ chăm sóc tốt: bón phân đầy đủ, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp thì các giống nhập nội có nguồn gốc ôn đới bắt buộc phải trải qua một thời gian lạnh để phân hóa mầm hoa (xuân hóa) rồi cây mới ra hoa được. Các cây hoa bạn mua chưa được xuân hóa vì còn nhỏ (mới có 2 lá) nên nếu trồng và chăm sóc trong điều kiện bình thường ở Hà Nội thì cây không thể ra hoa.

Kinh nghiệm cho thấy: vào giai đoạn sinh trưởng, khi cây có trên 4 lá to, khỏe mạnh (khoảng 1 năm sau trồng, tức sau thay chậu lần 2 hoặc 3) cần làm lạnh khoảng 2-3 tuần để kích thích hình thành chồi hoa. Yêu cầu nhiệt độ tối thiểu khoảng 16-18oC, tối đa 23oC, trung bình ngày đêm 19-19,5oC; độ chiếu sáng cần khoảng 5.000-6.000 lux. Giai đoạn nở hoa, yêu cầu nhiệt độ tối thiểu khoảng 19oC, tối đa 25oC, trung bình 21-22oC. Có thể dùng 1-2 lớp lưới hoặc tôn nhựa màu sáng để che chắn bớt ánh sáng, nhất là các tháng mùa hè có nhiệt độ trên 35oC. Để đáp ứng các yêu cầu sinh thái nói trên nhất thiết phải chuẩn bị nhà trồng theo kiểu 2 mái để có thể khống chế được các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm theo yêu cầu của cây vào từng giai đoạn nhất định.
Với những cơ sở kinh doanh lớn họ thường xây dựng 2 nhà lưới cho 2 giai đoạn trồng và chăm sóc, trong đó có 1 nhà được trang bị các thiết bị làm lạnh để giúp cây phân hóa mầm hoa thuận lợi. Với những đơn vị trồng hoa có qui mô nhỏ không có điều kiện đầu tư xây dựng các nhà lưới có thiết bị làm lạnh mà ở gần các điểm có khí hậu mát, lạnh như Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đà Lạt (Lâm Đồng)…, có thể trồng và chăm sóc hoa ở đồng bằng, đến khoảng tháng 7 thì chuyển cây lên khoảng 2 tháng cho cây phân hóa mầm hoa rồi lại chuyển về chăm sóc cho đến khi cây ra hoa, như vậy sẽ tiết kiệm được chi phí.

- Chế độ chăm sóc: Ngoài các điều kiện về nhà trồng như đã nói ở trên thì chế độ chăm sóc đặc biệt quan trọng. Cây con nuôi cấy mô từ khi bắt đầu đưa vào chậu cho tới khi ra hoa xuất bán thường phải trải qua ít nhất 2-3 lần thay chậu (thay giá thể có bổ sung dinh dưỡng) mất khoảng 24 tháng. Trong giai đoạn sinh trưởng cần giữ nhiệt độ khoảng 23oC, không thấp hơn 20oC, hệ thống thông gió hoạt động tốt. Mùa hè che bớt 80-90% ánh sáng, mùa đông từ 60-70%.
Sau trồng 1 tháng bón thêm phân NPK 30-10-10 pha 30-40mg/lít nước phun 7 ngày/lần. Thay chậu lần 1 sau trồng 4-6 tháng khi khoảng cách giữa 2 lá đạt 12cm bằng chậu có đường kính 8 cm, bỏ giá thể cũ thay giá thể mới. Trong 3-5 ngày đầu không cần tưới nước; sau 10 ngày tưới nước và tiếp tục chăm sóc bình thường cho đến khi cây có trên 4 lá khỏe mạnh mới có khả năng phân hóa mầm hoa. Phun NPK 30-10-10 (pha 40mg/lít); có thể bổ sung thêm các loại phân bón lá khác như Komix, Thiên nông.
Thay chậu lần 2 sau trồng từ 16-20 tháng, khoảng cách giữa 2 lá đạt khoảng 18cm bằng chậu có đường kính 12cm. Che bớt ánh sáng: mùa hè giảm từ 60-70%, mùa đông giảm 40-50%, nhiệt độ 28-30oC, ẩm độ 70-85%. Sau chuyển chậu lần 2 khoảng 5-6 tháng, cây có trên 4 lá là chuẩn bị ra hoa. Trong thời gian này cần duy trì nhiệt độ thấp từ 18-25oC hoặc nhiệt độ chênh lệch ngày đêm từ 8-10oC. Lan hồ điệp có hoa liên tục do đó xử lý nhiệt độ thấp càng dài thì hoa càng nhiều, khoảng cách giữa các hoa trên cành càng ngắn.
Nhiệt độ >25oC không thể phân hóa mầm hoa, thấp <15oC thì không ra nụ, ra hoa. Khi thấy cây nhú hoa tưới phân NPK 6-30-30 pha nồng độ 2g/lít nước, phun 7-10 ngày/lần để cho hoa mập hơn, màu sắc đẹp hơn, tươi lâu hơn. Trước khi xuất bán 1-2 tháng nên để hoa nơi thoáng mát, nhiệt độ thích hợp 20-25oC, ánh sáng che bớt 70% hoa sẽ tươi hơn, bền hơn. Khi cây nở hoa không nên tưới nước hoặc dinh dưỡng lên hoa dễ làm hoa bị úng hoặc cháy. Khi hoa nở gần tàn nên cắt ngay cành và tưới NPK 30-10-10 để dưỡng cây cho trà hoa sau.http://hoalannghi.com/flowerblog/2011/04/de-lan-ho-diep-ra-hoa/