Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013


Chào anh Huỳnh Tấn Mẫm! Hân hạnh được gặp lại anh. Bây giờ vào tuổi 70 nhưng trông anh vẫn vui vẻ và nhanh nhẹn như xưa. Xin anh chia sẻ đôi nét về hoạt động của anh trong các phong trào sinh viên học sinh yêu nước trước năm 1975 tại Sài Gòn và sự lan tỏa của nó đến các đô thị miền Nam?

Như anh đã biết, các cao trào sinh viên học sinh đấu tranh vì dân sinh và hòa bình ở miền Nam Việt Nam là cuộc đấu tranh bằng máu và nước mắt đầy gian khổ và khốc liệt vô cùng. Những phong trào ấy góp phần quan trọng vào cuộc đánh đuổi ngoại xâm và thống nhất Tổ quốc.

Sinh viên-học sinh bị cảnh sát ngăn chặn tại một số khu vực bằng hàng rào dây thép gai. Ảnh tư liệu
Sinh viên-học sinh bị cảnh sát ngụy quyền ngăn chặn tại một số khu vực bằng hàng rào dây thép gai. Ảnh tư liệu
Các cao trào đấu tranh là quá trình đánh địch trong lòng địch. Do vậy chúng ta phải thuyết phục và khéo léo dựa vào dân, ẩn hiện trong dân. Chúng ta không quên ơn những người từng giúp đỡ, che chở chúng ta trong suốt chặng đường gian khổ ấy.

Làm sao nhớ hết những gì mình đã làm và những đầy đọa của chính quyền Sài Gòn trước đây đối với lực lượng học sinh, sinh viên yêu nước, trong đó có bản thân tôi.

Tôi sinh năm 1942 tại ấp Tân Sơn thuộc xã Tân Sơn Hòa, tỉnh Gia Định (bên trong Sân bay Tân Sơn Nhất ngày nay). Sau này Pháp giải tỏa mở rộng sân bay, gia đình tôi phải dọn về ấp Tân Trụ, xã Tân Sơn Nhì nay là phường 15, quận Tân Bình. Gia đình tôi có 6 anh em, tôi là con trai áp út. Cha tôi vì không biết chữ nên chạy xe thảo mộ (xe ngựa) vào đường cấm bị bọn lính đánh đến chết. Má tôi góa bụa từ tuổi 33, ở vậy nuôi con. Gia đình quá nghèo, má tôi phải làm nghề bốc mộ nuôi con. Tôi vừa đi học vừa phụ giúp má. Tôi gốc họ Trần. Ông nội tôi là Trần Văn Khá, hồi đó làm Chủ tịch xã Tân Sơn Hòa nhưng bí mật tham gia Việt Minh, tổ chức góp vũ khí giúp Việt Minh. Khi phát hiện được việc làm của ông tôi, giặc Pháp đánh chết ông tại trụ sở xã Tân Sơn Hòa nay là Trường Ngô Sĩ Liên. Ba tôi là Trần Văn Đặng. Vì sợ bọn chúng theo dõi nên má tôi đã đổi họ Huỳnh của má cho một nửa số anh em tôi. Do vậy, tôi có tên là Huỳnh Tấn Mẫm từ đó. Tên khó gọi, do vậy nhiều lần thầy giáo dạy chữ Hán ở Trường Pétrus Ký bắt đổi tên nhưng má tôi không chịu vì đó là tên ba tôi đặt. Nhà nghèo không có tiền đi học, tôi được thầy Đội Chiêu thương nên dạy không lấy tiền. Năm ấy tôi đậu vào đệ thất (lớp 6) tại Trường Pétrus Ký với tỷ số 200/5.000 thí sinh. Thầy và má tôi mừng lắm. Gia đình chỉ có một mình tôi đi học, còn các anh chị đều làm thuê kiếm sống. Những năm trung học tại Trường Pétrus Ký, tôi luôn học giỏi và được học bổng, cũng đỡ phần cho má tôi.

Nhớ năm lên 7 tuổi, tôi được các anh, các chú cách mạng tin tưởng giao làm giao liên xã. Học trong trường, tôi được tổ chức giao nhiệm vụ rải truyền đơn. Nhiều lần tôi bị bắt hụt. Ngày còn học tiểu học ở trường thầy Chiêu, thầy có lập đoàn kịch cải lương, tôi được chọn đóng vai chính trong các vở: "Hận nước thù nhà”, “Cờ lau tập trận”, “Thần Kim Quy”, “Quang Trung đại phá quân Thanh”. Tôi đóng các vai chính đạt yêu cầu và có giọng hát cải lương hay, người dân xóm làng đều tưởng tôi lớn lên sẽ là kép chính của Sài Gòn.

Năm 1958, đang học đệ ngũ, tôi được kết nạp vào tổ chức bí mật do anh Nguyễn Văn Chí (Sáu Chí) lãnh đạo. Năm 1975, anh Sáu Chí là Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh. Tổ hoạt động gồm 3 người tại Trường Pétrus Ký: Tôi- Huỳnh Tấn Mẫm, anh Nguyễn Văn Lang và anh Lâm Xuân Lộc. Sau này, anh Lộc bị địch bắt, tra tấn rất dã man; anh Lang bị lộ, thoát ly vào chiến khu, chỉ còn lại mình tôi hoạt động. Trường Pétrus Ký nổi tiếng vì các phong trào đấu tranh cách mạng, như anh Trần Văn Ơn, đội quyết tử Lê Quang Vịnh, Lê Hồng Tư... nên bọn cảnh sát luôn nhòm ngó.

Sau 7 năm học tại Trường Pétrus Ký, tôi đã thi đậu tú tài toàn phần, thi đỗ vào Trường Y khoa và Dược khoa. Sau tôi chọn học y khoa (1963).

Những người bạn thân ngày ấy có anh Nguyễn Hữu Anh- Tiến sĩ Toán, từng du học tại Mỹ; và các anh Nguyễn Hữu Anh, Ngô Vĩnh Long và Nguyễn Thái Bình đều đấu tranh chống Mỹ tại miền Nam. Năm 1972, anh Anh bị địch truy bắt phải trốn sang Canada; còn anh Bình bị trục xuất về nước và bị bắn chết tại Sân bay Tân Sơn Nhất. Từ thời Ngô Đình Diệm qua Nguyễn Văn Thiệu, tôi đã bị bắt hơn 11 lần và chúng tra tấn rất dã man. Có lần tôi bị bắt cùng với các anh chị: Nguyễn Tần Á, Tôn Nữ Quỳnh Trân, Hồng Khắc Kim Mai và bác sĩ Phạm Đình Vỵ. Chúng đưa tôi qua giam tại an ninh quân đội và tra tấn dã man. Một thời gian không khai thác được gì, trước áp lực đấu tranh của quần chúng bên ngoài, chúng đã thả tôi và số anh em khác ra. Ngày 3-2-1966 tôi được kết nạp vào Đảng tại nhà chị Hai Kiều.

Học y khoa năm thứ 4 thì tôi bị bắt trong một cuộc biểu tình nên không được dự thi học kỳ I lên năm thứ 5. Ở kỳ II, tôi đạt điểm cao nhưng không được cấp học bổng nữa. Tôi phải đi dạy kèm để chuẩn bị cho niên học 1969-1970.

Năm 1968, tôi được bầu làm Phó Chủ tịch Ngoại vụ Ban Đại diện sinh viên Y khoa Sài Gòn. Ngày 2-8-1969, liên danh của tôi đã thắng cử Ban Chấp hành Tổng Hội sinh viên Sài Gòn. Sinh viên Nguyễn Văn Quý được bầu làm Chủ tịch Tổng Hội sinh viên Sài Gòn và tôi Phó Chủ tịch Nội vụ Tổng hội. Hai tháng sau, sinh viên Nguyễn Văn Quý tốt nghiệp ra trường, tôi lên thay quyền Chủ tịch Tổng Hội sinh viên Sài Gòn. Phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe” ra đời cùng với đoàn văn nghệ sinh viên- học sinh, qua các thời kỳ đoàn trưởng như: Bác sĩ Trương Thìn (1965), Tôn Thất Lập (1969), Trần Xuân Tiến (1973). Trong lúc đó Mỹ- Thiệu tài trợ kinh phí cho các đoàn văn nghệ tuyên truyền chống cộng như: Nguồn Sống, Tiên Rồng, Du Ca của Phạm Duy và Nguyễn Đức Quang nhưng không thu hút được quần chúng bằng đoàn văn nghệ sinh viên- học sinh chúng tôi.

Sinh viên-học sinh bị cảnh sát đàn áp và bắt đi. Ảnh tư liệu
Sinh viên- học sinh bị cảnh sát ngụy quyền đàn áp và bắt đi. Ảnh tư liệu
Phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe” đã được nhiều nhạc sĩ tham gia như: Tôn Thất Lập, Trần Long Ẩn, Trương Quốc Khánh, Trương Thìn, Miên Đức Thắng, Nguyễn Văn Sanh, Nguyễn Phú Yên, La Hữu Vang, Nguyễn Xuân Tân, Nguyễn Tuấn Kiệt, Nguyễn Nam, Trần Xuân Tiến, Phạm Trọng Cầu, Phạm Thế Mỹ, Trịnh Công Sơn với nhiều ca sĩ sinh viên được nhiều người ưa thích như: Thanh Tuyền, Phương Bích, Phan Hữu Lương, Thủy Liên, Kim Phượng, Mỹ Thành, Mỹ Chinh, Phùng Thị Thương…

Tháng 3-1970, tôi đang họp tại Đại học xá Minh Mạng, bỗng có tiếng loa từ phòng quản đốc gọi tôi vào phòng trực có người gặp. Tôi vừa ra đến nơi thì có một tên cảnh sát chìm đập vào gáy tôi ngất xỉu rồi cùng một người khác đưa lên xe Honda chở tôi chạy một đoạn rồi tống lên taxi đưa về Nha Cảnh sát Đô thành.

Chúng bịt mắt tôi lại rồi đánh tứ trụ. Chúng còn cho tôi nhìn thấy cảnh tra tấn dã man một số người khác để tôi sợ hãi. Tôi đã vượt qua bao nhiêu lần bị chúng châm điện chết đi sống lại.

Ngày 20-4-1970, chúng đưa tôi và 21 anh chị em sinh viên khác ra Tòa án Quân sự Mặt trận để xử. Sau ba lần xử, chúng không kết tội được gì vì có luật sư biện hộ và phong trào quần chúng đấu tranh. Chúng đã thả nhiều anh chị em ra. Tôi được phóng thích khi ông Dương Văn Minh lên làm Tổng thống.

Sau năm 1975, anh tiếp tục học tập và công tác như thế nào?

Sau năm 1975, tôi được về Trường Đại học Y khoa để học tiếp năm cuối. Khi học xong phần lý thuyết và đi thực tập thì tôi được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cử đi dự Festival Thanh niên thế giới tại Cu Ba năm 1976. Khi trở về, tôi nhận được tin tân hiệu trưởng không cho tôi thi tốt nghiệp. Ông đã nói với tôi: “Chính trị và chuyên môn là khác nhau, cậu nên theo con đường chính trị. Cậu đừng lấy danh hiệu bác sĩ đi làm chính trị. Nếu biết từ đầu, tôi bắt cậu học lại năm thứ nhất”. Bộ trưởng Y tế Vũ Văn Cẩn vào Sài Gòn công tác, tôi đã được giới thiệu gặp và trình bày. Sau nhiều lần được Bộ trưởng thuyết phục, ông hiệu trưởng xem lại học lực của tôi trước 1975 rồi nói Bộ trưởng ra quyết định để cho tôi thi tốt nghiệp vào năm 1980.

Năm 1976, tôi là Ủy viên Ban Chấp hành Thành đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên TP. Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN TP. Hồ Chí Minh và được bầu vào Quốc hội khóa VI. Tôi được Thành đoàn và Trung ương Đoàn cử đi nhiều nước trên thế giới để cảm ơn sự ủng hộ của thanh niên và nhân dân các nước đối với công cuộc chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Sau năm 1980, tôi được cử sang Liên Xô làm nghiên cứu sinh tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội. Năm 1984 về nước, tôi tiếp tục công tác ở Trung ương Đoàn với chức danh Trưởng ban Mặt trận Thanh niên, Phó Tổng Thư ký Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Lúc này, anh Nguyễn Minh Triết là Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, anh Lê Quang Vịnh là Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Tôi có đọc tờ báo Thanh Niên do Bác Hồ làm chủ bút thời trước cách mạng nên tôi trao đổi với anh Vịnh ra tờ báo Thanh Niên là diễn đàn của thanh niên như ngày hôm nay.

Tôi có mời anh Nguyễn Công Khế là bạn tù tại Chí Hòa với tôi về công tác ở Báo. Tôi là Tổng Biên tập đầu tiên (1986).

Năm 1990, tôi về công tác tại Hội Chữ thập đỏ TP. Hồ Chí Minh. Hội đồng ý cho tôi mở phòng mạch khám miễn phí cho dân nghèo, nhất là các bà mẹ neo đơn. Tôi vận động các doanh nghiệp ủng hộ tiền để mua thuốc cấp phát cho bệnh nhân. Đến năm 1994, tình hình khan hiếm máu dự trữ tại các bệnh viện thực sự báo động, tôi đã cùng Hội Chữ thập đỏ tổ chức vận động hiến máu nhân đạo và đã thành công cho đến hôm nay.

Anh đã nhập cuộc vào công tác từ thiện bao giờ?

Năm 2004 tôi nghỉ hưu, về tham gia Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo thành phố Hồ Chí Minh do ông Nguyễn Vĩnh Nghiệp- Anh hùng Lao động làm Chủ tịch. Anh Nghiệp muốn tôi đứng ra lập Chi hội Thiện Tâm. Đến 2005, Chi hội Thiện Tâm có 25 thành viên. Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo giao cho Chi hội Thiện Tâm nhiệm vụ vận động tài trợ mổ tim, hiến giác mạc, khám bệnh miễn phí, vận động hiến máu tình nguyện. Đến nay đã có trên 1.000 ca mổ tim cho bệnh nhân là trẻ em nghèo đã thành công.

Hiện nay tôi đã mở Trường Giáo dục chuyên biệt Khai Trí tại số 214/25F Điện Biên Phủ thuộc phường 17, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh để dạy trẻ em bị bệnh tự kỷ, giúp những em này trở lại hòa nhập với gia đình và cuộc sống. Tôi có một phòng mạch tư, làm được bao nhiêu tiền cũng dành dụm bổ sung vào cho trường này. Hiện nay tôi không có phút nghỉ ngơi và thấy lòng mình nhẹ nhàng lắm. Qua anh cho tôi gửi lời thăm hỏi đến các anh chị em sinh viên phong trào trước đây. Tôi còn nặng lòng với họ, vì họ đã giúp đỡ tôi đứng vững trong thời bão lửa đã qua.

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Cựu cận vệ chia sẻ những bí mật của Ngô Đình Diệm

Lâu nay, người ta thường kháo nhau về đường hầm bí mật trong dinh thự của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm ở Đà Lạt. Thế nhưng, ít ai được đặt chân xuống đường hầm bí mật này và cũng ít ai biết cụ thể đường hầm được xây dựng từ lúc nào, máy móc điện đài được lắp đặt trong đường hầm ra sao? Số phận những người công nhân sau khi xây dựng xong đường hầm bí mật tại Dinh I như thế nào?
Lần theo dấu vết
Theo con đường Trần Hưng Đạo đến ngã ba Trại Hầm rẽ phải, đi trên con đường rợp bóng thông mát rượi, du khách sẽ đặt chân đến Dinh I. Nơi đây, trước kia từng là "Tổng hành dinh" của Cựu hoàng Bảo Đại. Đến năm 1958 thì biến thành Dinh Tổng thống Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) Ngô Đình Diệm.
Theo các tư  liệu lịch sử cho thấy: Năm 1950,  sau khi ký ban hành Dụ số 06 và Sắc lệnh số 03 QT/TD biến  Đà Lạt thành "Hoàng triều cương thổ", Bảo Đại quyết định bỏ ra 500.000 đồng tiền Đông Dương để mua lại ngôi biệt thự xinh đẹp này của một chủ trang trại người Pháp tên là Paul Dary và cho sửa sang lại toàn bộ nhằm có nơi làm việc tại Đà Lạt.
Trước đó, khi Nhật đảo chính Pháp năm 1945, một đường hầm bí mật đã được lính Nhật đào từ Dinh I thông đến tận Dinh II (Dinh Toàn quyền Decoux) dài hơn 3 km, băng qua Sở Điện, tẻ nhánh vào các biệt thự 11, 16, 18, 26 nằm trên đường Paul Doumer (nay là đường  Trần Hưng Đạo) ra đến tận đường Yên Thế, nhằm bắt sống các quan Tây trong dinh và các biệt thự.
Do không biết lính Nhật đào đường hầm bí mật từ bao giờ nên khi biến cố "đảo chính" xảy ra thì các quan chức người Pháp ở đây hoàn toàn bất ngờ, chỉ còn nước "đê đầu thúc thủ"!
 
Cụ Nguyễn Đức Hòa, một người hầu cận thân tín của Cựu hoàng Bảo Đại và mấy đời "nguyên thủ quốc gia" chế độ cũ (nay đã quá cố) kể với tôi: "khi về Dinh ni tui và một số người đã phát hiện ra đường hầm bí mật. Trong đường hầm có rất nhiều dơi. Buổi trưa tui và ông Nguyễn Hằng thường vào soi đèn pin bắt dơi nướng ăn. Nhưng Cựu hoàng căn dặn tuyệt đối không được hé răng!"
Năm 1956, Ngô Đình Diệm "hất cẳng" Bảo Đại lên làm Tổng thống VNCH, ngay lập tức việc tịch thu tài sản của Bảo Đại và các hoàng thân quốc thích được tiến hành khẩn trương.
Đến cuối năm 1958, việc "thay ngôi đổi chủ" mới xong về cơ bản. Dinh I được dành riêng cho Tổng thống; Dinh II trước đây của Toàn quyền Decoux được giao cho vợ chồng cố vấn Ngô Đình Nhu - Trần Lệ Xuân dùng làm "Dinh thự mùa hè"; còn Dinh III - Biệt điện Bảo Đại thì dành tiếp các quan khách cấp cao của Tổng thống mỗi khi có dịp viếng thăm và làm việc tại Đà Lạt.
Khi ấy, cụ Hòa vẫn được trọng dụng phục vụ Tổng thống tại Dinh I, nên có điều kiện biết rất rõ việc xây dựng đường hầm bí mật trong ngôi dinh này. Cụ Hòa kể: Sau khi Phạm Phú Quốc ném bom Dinh Độc lập, Ngô Đình Diệm hoảng quá, liền cho gọi nhà thầu Phan Xứng ở Đà Lạt đến ra lệnh đổ bê tông xây lại đường hầm cho thật kiên cố để có thể thoát thân khi chẳng may xảy ra "đảo chính".
Dinh thự I, Đà Lạt, Ảnh Phúc Ân
 
Đường hầm bí mật được thiết kế từ tầng hai của Dinh, có tam cấp đi xuống phòng làm việc, phòng khách ra đến tận sân sau để đến bãi đáp trực thăng. Để xây dựng đường hầm bí mật, người ta đã huy động hơn 20 thợ hồ, thợ sắt lành nghề đến làm việc và ăn ở tại chỗ, "nội bất xuất, ngoại bất nhập" và việc thi công kéo dài ròng rã gần 2 năm mới xong. Năm 1960, chẳng may một số nơi trong đường hầm bị rạn nứt phải làm lại.
Sau năm 1975 Dinh I được giao về cho quân đội quản lý. Năm 1995, ngôi dinh  được bàn giao cho Công ty Du lịch Lâm Đồng liên doanh với nước ngoài khai thác kinh doanh du lịch.
Vào thời điểm đó, tôi là một trong những nhà báo may mắn được bước vào đường hầm bí mật của  ngôi dinh này chụp ảnh. Trước mắt tôi là một dinh thự cổ kính ẩn chứa nhiều điều bí mật. Đề đảm bảo an toàn. Tổng thống Ngô Đình Diệm đã cho xây lối vào đường hầm ngay cạnh đầu giường trong phòng ngủ của ông ta. Phía trước được ngụy trang bằng một giá sách, chỉ cần đẩy nhẹ sang một bên là có thể bước vào cửa sắt dẫn xuống đường hầm. Nếu đi từ phía toilette thì chỉ cần đẩy êm bức vách là có thể bước ngay vào miệng đường hầm bí mật.
Ngô Đình Diệm thường dặn dò cụ Hòa là người biết rõ nhất về đường hầm bí mật này: "Muốn còn chỗ đội nón thì phải "ba không": Không thấy, không nghe, không biết hỉ!"
Cứ mỗi lần nhận điện từ Sài Gòn: "Cụ sắp lên", thì ông  Hòa lại phải hì hục lau chùi đường hầm suốt mấy ngày đêm. Khi nào cũng vậy, vừa đặt chân đến dinh, công việc đầu tiên của Ngô Tổng thống là xuống kiểm tra an toàn của đường hầm bí mật.
Phía dưới đường hầm được xây dựng bê tông cốt thép khá chắc chắn cao 2m rộng 2,5 m, có ngách để làm 3 phòng: Phòng làm việc và nghỉ ngơi của Tổng thống, phòng điện đài cơ yếu và phòng bảo vệ (xem ảnh). Có máy phát điện liên tục 24/24 và toàn bộ được điều khiển tự động.
Việc bảo vệ Dinh Tổng thống được một lực lượng bảo an và mật vụ hùng hậu luân phiên canh gác cẩn mật, đến một con ruồi cũng khó có thể lọt qua.
Bàn mưu định kế
Cửa vào đường hầm bí mật, Ảnh Phúc Ân
Cụ Hòa kể rằng, cứ mỗi dịp xuân hè hoặc khi Sài Gòn có "việc lớn" cần bàn với "ngài cố vấn" thì ông Diệm lại bay lên Đà Lạt.  Ông Diệm vốn xuất thân từ quan lại triều Nguyễn nên khá trầm tĩnh, thích dùng người tài nhưng lại hay đa nghi. Do vậy, chỉ một mình cụ Hòa được Tổng thống chỉ định làm "bếp trưởng" lo việc nấu nướng, phục dịch Tổng thống và mang thức ăn, đồ uống lên phòng cho ông ta.
Ngô Đình Diệm thường ăn ít, nhưng thích các món ăn cung đình Huế, mỗi thứ một tí và phải trưng bày sao cho đẹp mắt. Tuy nhiên, trước khi dọn lên cụ Hòa là người đầu tiên phải nếm thử tất cả các món ăn, để rủi xảy ra đầu độc, thì cụ Hòa phải người... "đi" trước!
Cứ mỗi lần lên ngôi Dinh này ông Diệm thường thức khuya, trầm ngâm đi đi lại lại một mình trong phòng ngủ. Những ngày đẹp trời, ông thường đi dạo quanh dinh, thăm hỏi những người phục vụ và hay nhắc cụ Hòa phải cho trồng thật nhiều hoa và cây cảnh, làm sao khu dinh thật tráng lệ và thơ mộng.
Ông ít uống rượu, không thích mỹ nhân và hay suy tư.  Có điều lạ là ông theo Mỹ, nhưng lại không muốn quân đội Mỹ có mặt tại miền Nam.
Chính tại căn phòng làm việc trong đường hầm bí mật này, những cuộc bàn mưu định kế giữa hai anh em Diệm - Nhu đã diễn ra. Hai anh em họ Ngô đã bàn bạc cách đối phó với Mỹ và triển khai các hoạt động của đảng "Cần lao Nhân vị" do họ sáng lập ra; đồng thời lập kế sách loại trừ những người Cộng sản còn lại ở miền Nam qua các chiến dịch "tố cộng", "diệt cộng", "ấp chiến lựợc", "khu trù mật".
Chính tại nơi đây, Diệm còn bàn với Nhu về kế hoạch bỏ tù một số chính trị gia đối lập và thẳng tay đàn áp đối với những người Phật giáo yêu nước.
Để làm phép thử lòng trung thành của các tướng lĩnh Sài Gòn,  anh em nhà họ Ngô đã lên kế hoạch "đảo chính giả " ngày 11 và 12/11/1960 do Đại tá Nguyễn Chánh Thi, tư lệnh lữ đoàn nhảy dù và Trung tá Dương Văn Đông chỉ huy.
Cũng tại đường hầm này, Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu cũng đã bàn kế hoạch  đối phó với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam khi Mặt trận tuyên bố thành lập ngày 20/12/1960 bằng nhiều chiến dịch bố ráp, tàn sát "Việt cộng nằm vùng" ở cao nguyên Trung phần và miền Nam.
Thiết bị liên lạc trong căn hầm, anh Phúc Ân
Tuy nhiên, có một nghi vấn đau lòng: Sau khi xây dựng xong đường hầm bí mật nói trên, toàn bộ số công nhân tham gia xây dựng không còn được trở về với gia đình của họ nữa!
Để đảm bảo tuyệt đối bí mật, Ngô Đình Diệm đã bị mật ra lệnh thủ tiêu toàn bộ số công nhân này. Tôi hỏi cụ Nguyễn Đức Hòa: "Cụ có biết việc này không?". Với vẻ mặt thật buồn, cụ bảo:"Tui cũng nghe nói rứa, nhưng thực hư không biết răng mô!"
Sau năm 1975, nhiều đoạn đường hầm bí mật bằng đất chạy từ Dinh I đến Dinh II, qua ngã Yên Thế bị sập, người ta phải lấp lại. Chúng tôi cũng đã đến Dinh II phát hiện cũng có đường hầm bí mật chạy từ hầm rượu trong Dinh chạy ra hướng đông nam quả đồi. Tại đường Yên Thế cũng có một đoạn đường hầm bí mật bằng đất được đào khá công phu.
Năm 2000, Dinh I được mở cửa cho du khách vào tham quan, nhưng đường hầm bí mật thì tuyệt đối không cho ai vào.
Những năm gần đây không hiểu sao Dinh I lại bị đóng cửa. Mới đây, trở lại ngôi dinh tôi tận mắt chứng kiến một cảnh tượng đau lòng: Cánh cửa chính của ngôi Dinh I đã được khóa chặt và niêm phong bằng dấu của "Sở Tài chính Lâm Đồng".
Thiết nghĩ, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng nên sớm kêu gọi đầu tư chỉnh trang lại Dinh I và khôi phục lại đường hầm bí mật nói trên để cho du khách vào tham quan, nhằm giúp mọi người hiểu biết thêm về một quá khứ đầy máu và nước mắt của nhân dân miền Nam cũng như  Đà Lạt đã lùi sâu vào dĩ vãng.
Lời tòa soạn: Sau khi tác giả thực hiện bài viết một thời gian ngắn thì cụ Nguyễn Đức Hòa qua đời, mang đi theo nhiều bí mật về ngôi biệt thự một thời mà ông chưa kịp tiết lộ.
Phúc Ân
 

Những Vụ Thủ Tiêu Dưới Chế Độ Ngô Đình Diệm



Như đã nói, những người mang tâm trạng hoài Ngô rất thích nhắc đến số tiền ba triệu đồng Việt Nam mà Mỹ đã giao cho các tướng đảo chánh Ngô Đình Diệm năm 1963.
Mới đây trong mục phản hồi trên diển đàn Talawas, ông Nguyen Mai Linh lại moi ra việc này khi ông ta bàn về ba mươi đồng bạc mà Judas đã nhận:
 “Giá trị của ba mươi đồng bạc, vào thời đó, chắc cũng có thể tương đương với ba triệu đồng Việt Nam thời 1963, sử dụng để các tướng lãnh chia nhau, về khoản thù lao sau đảo chánh từ tay Lucien Conein, để bán đứng và giết chết vị tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm.”
 Điều mà Nguyen Mai Linh hình như không muốn nói đến là việc chính người Mỹ đã từng phải bỏ ra hàng triệu dollars để “hộ giá” cho Ngô Đình Diệm trong giai đoạn 1954-1955.
 “Theo ước lượng, SMM [Saigon Military Mission, nhóm tình báo của tướng Edward Lansdale] bỏ ra 12 triệu dollars mua chuộc đối lập, trong đó có 3 triệu 6 cho tướng Nguyễn Thành Phương và 3 triệu cho Trần Văn Soái…Năm 1979, Lansdale gửi thư cho Viện Quân Sử Hoa Kỳ chối về chuyện mua chuộc quân đội đối lập. Tuy nhiên nhiều sử liệu sau này cho thấy Lansdale không nói thật hết những gì đã xảy ra.”
Những người như Nguyen Mai Linh cũng thường nói đi nói lại về cái chết của ông Diệm. Nhưng điều mà họ không hoặc rất ít khi muốn nhắc đến là việc những chính khách đối lập như Tạ Chí DiệpNguyễn Bảo Toàn và Vũ Tam Anh đã bị thủ tiêutrong gian đoạn cuối cùng của chế độ Ngô Đình Diệm.Các vụ thủ tiêu này cho thấy rằng đến năm 1963 thì môi trường chính trị tại Miền Nam Việt Nam đã bị lưu manh hóa một cách trầm trọng. Do đó, việc chính ông Diệm lại cũng bị cựu thủ hạ của mình sát hại thật ra không phải là một chuyện quá bất ngờ.
Trên kệ sách của Virtual Archivist  hiện giờ có hai tác phẩm bàn về những vụ thủ tiêu thường bị người có cảm tình với chế độ Ngô Đình Diệm bỏ quên. Xem:
A/ Nguyễn Khắc Ngữ, Đai Cương Về Các Đảng Phái Chính Trị Việt Nam, Nhóm Nghiên Cứu Sử Địa Việt Nam, 1989,xem trang 67.
B/ Vĩnh Phúc, Những Huyền Thoại Và Sự Thật Về Chế Độ Ngô Đình Diệm, Nhà Xuất Bản Tam Vĩnh, London, 2006, trang.  xem 256, xem 257,  xem 258 và  xem 259.
Virtual Archivist phóng ảnh và đưa những trang sách đó lên mạng để giúp những kẻ mang tâm trạng hoài Ngô nói trên nhớ đến việc này khi họ khơi lại đống tro tàn của thời ông Diệm.

Trái đất đẹp kỳ lạ dưới ống kính vệ tinh vũ tru

Khoa học kỹ thuật hiện đại cho phép người ta có thể chụp trái đất từ 1 góc nhìn thật khác nhau. Tuy nhiên, dưới ống kính của những vệ tinh đang quay xung quanh trái đất thì Trái đất lại hiện ra với cái nhìn thật lạ như những bức tranh hội họa trừu tượng cho bạn thỏa sức tưởng tượng.
Những bức ảnh này là một phần của một dự án của Cơ quan Vũ trụ châu Âu được gọi là Quan sát Trái Đất.
Mississippi chảy vào Vịnh Mexico
Những gợn sóng đỏ và vùng đồng bằng Rainbow trông thật kỳ lạ như ở 1 hành tinh khác.
khô dưới lòng sông trong sa mạc Namib của Namibia
Lòng sông tại sa mạc Namib của Namibia.
Hằng ...  đồng bằng sông lớn nhất thế giới, ở Ấn Độ
Khu vực đồng bằng sông Hằng, Ấn Độ rực rỡ với màu xanh lá cây mờ ảo.
dãy núi ở Peru
Một dãy núi ở Peru như 1 tờ giấy bị vò nát.
xoáy mây trên quần đảo Canary
Đảo ở Canaries như những xoáy mây.