Trên bàn thương thuyết với Mỹ, hai ông Xuân Thủy và Lê Đức Thọ quả là cặp bài trùng, lúc người này “nhu” thì người kia “cương” và ngược lại. Trong đó, phần nhiều cố vấn Lê Đức Thọ sắm vai “cương”. Không ít lần ông đã đập bàn, nổi cơn thịnh nộ ngay trước mặt ông Kissinger. Tuy nhiên, ông chưa bao giờ bị rơi vào tình huống “quá đà”.
Ngày 21/8/1968 diễn ra một cuộc gặp bí mật giữa Mỹ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH),
|
Kissinger - Lê Đức Thọ và cuộc đấu trí tại Paris. |
giữa
một bên là Xuân Thủy, Lê Đức Thọ và một bên là Averell Harriman (nhà
ngoại giao kỳ cựu của Washington), Cyruc Vance (luật sư, cựu thứ trưởng
Quốc phòng Mỹ). Hôm đó, nụ cười thường trực của ông Xuân Thủy bỗng biến
mất khi đại diện Mỹ Harriman đơn phương đòi có đại diện của chính quyền
Sài Gòn trên bàn đàm phán.
Hà Nội từ chối thẳng thừng đề nghị trên của Washington và ngay lập tức Harriman tuyên bố: “Nếu thế bom sẽ lại rơi trên đầu các ông”.
Bộ trưởng Xuân Thủy mặt đanh lại: “Ông dọa đấy à? Ném bom trở lại sao?
Chúng tôi sẵn sàng đánh lại!”. Còn cố vấn Lê Đức Thọ có vẻ “nhu” hơn mà
rằng: “Ông dọa bằng chiến tranh không được đâu! Chúng ta đã đánh nhau nhiều năm rồi, còn lạ gì nhau”. Đại diện Mỹ Harriman ngồi lặng thinh một lát rồi lẩm bẩm: “Tôi xin rút cái câu nói bom lại rơi trên đầu các ông...”
Lê Đức Thọ đã “mắng” Kissinger
Ngày
8/1/1973, vòng đàm phán bốn bên tại Paris được nối lại sau trận "Điện
Biên Phủ trên không", sau khi Mỹ xoay ngược những gì đã thỏa thuận khiến
hiệp định ngày 20/10/1972 không thể ký kết được. Trở lại Paris với tư cách là người chiến thắng, ông Lê Đức Thọ đề nghị cả đoàn VNDCCH không ra cửa đón đoàn Mỹ như thông lệ.
|
Cố vấn Lê Đức Thọ gặp Kissinger. |
Chưa bao giờ người ta thấy cố vấn Lê Đức Thọ nổi nóng như buổi sáng hôm đó. Ông trút hàng loạt những từ như "lừa dối", "ngu xuẩn", "tráo trở", "lật lọng"…
lên đầu ông Kissinger, khiến ông này không nói được gì cả. Mãi sau ông
ta mới nhỏ nhẹ đề nghị cố vấn Lê Đức Thọ hãy nói khe khẽ thôi, không các
nhà báo bên ngoài nghe thấy lại đưa tin là ông đã mắng người Mỹ. Nhưng
ông Lê Đức Thọ vẫn không buông tha: “Đó là tôi chỉ mới nói một phần, chứ còn các nhà báo họ còn dùng nhiều từ nặng hơn nữa kia!”.
Lần
khác, ông Kissinger lại hỏi: "Bây giờ ông cố vấn đàm phán với tôi nói
như mắng tôi. Thế còn sau này kết thúc đàm phán, chấm dứt chiến tranh
lập lại hòa bình rồi thì ông cố vấn mắng ai? Ngài có mắng cán bộ của
mình như mắng tôi không?". Cố vấn Lê Đức Thọ điềm nhiên: “Tôi chỉ nói lên tiếng nói của nhân dân tôi thôi. Cán bộ của tôi có quay quắt lật lọng tráo trở đâu mà tôi phải mắng!".
Chiếc nhẫn đặc biệt của cố vấn Lê Đức Thọ
Trong
các cuốn hồi ký, ông Henry Kissinger từng nhiều lần nhắc đến đối thủ
của mình trên bàn đàm phán là cố vấn đặc biệt của phái đoàn VNDCCH Lê
Đức Thọ. Ông này thừa nhận Lê Đức Thọ là người có phong cách đàm phán
uyển chuyển, sắc sảo.
Ông nhớ như in giây phút đầu tiên gặp nhà ngoại giao Việt Nam ngày 21/2/1970. Ông miêu tả Lê Đức
|
Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ. |
Thọ
có mái tóc hoa râm, dáng vóc đường bệ, bao giờ cũng mặc bộ đại cán, đôi
mắt mở to và sáng, ít khi để lộ suy nghĩ. Nhưng có một chi tiết mà
không bao giờ thấy ông Kissinger nhắc đến trong hồi ký là chiếc nhẫn
sáng bóng mà cố vấn Lê Đức Thọ luôn đeo trong mỗi lần thương thảo. Đơn
giản, nó là chiếc nhẫn được gò từ mảnh xác máy bay Mỹ bị bắn rơi trên
miền Bắc Việt Nam!
Câu chuyện về cái bàn đàm phán
Hội nghị Paris thực sự là cuộc "chạy việt dã" của các nhà ngoại giao Việt Nam. Ngay chuyện hình thù của chiếc bàn mà các đoàn sẽ ngồi đàm phán cũng khiến Hà Nội và Washington phải mất hàng tháng tranh cãi. Phía Việt Nam
gọi là cuộc họp bốn bên còn phía Mỹ cứ khăng khăng đó là cuộc họp hai
phía. Do sự khác biệt về khái niệm như vậy nên đã gây ra tranh cãi xung
quanh cái bàn.
|
Cuối cùng cái bàn tròn được chấp nhận. |
Việt Nam
cho rằng đi vào đàm phán bốn bên, các đoàn phải được bình đẳng, độc lập
với nhau. Hơn nữa, do yêu cầu đề cao vai trò của Mặt trận Dân tộc Giải
phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN), Hà Nội đề nghị một bàn vuông, bốn
đoàn ngồi bốn cạnh. Trong khi đó, phía Mỹ đưa ra nhiều "sáng kiến" để
thể hiện khái niệm hai phía của họ. Lúc đầu họ đề ra cái bàn chữ nhật:
phía Mỹ và chính quyền Sài Gòn ngồi một bên, VNDCCH và MTDTGPMNVN ngồi
một bên.
Tiếp đó Mỹ gợi ý ra ba kiểu bàn khác:
- Hai bàn hình cung đối diện, không tách rời nhau.
- Hai nửa vòng tròn đối diện, tách rời nhau.
- Hai nửa vòng tròn đối diện, ở giữa có khoảng cách, hai đầu có hai bàn chữ nhật cho thư ký ngồi.
Phía
VNDCCH đề nghị lấy kiểu bàn thứ hai của Mỹ nhưng không tách rời mà ghép
lại thành một bàn tròn. Hai bên cứ thế tranh cãi hết hai tháng cuối năm
1968 vẫn chưa ngã ngũ. Sang tháng giêng năm 1969 vẫn chưa quyết định
được vì Mỹ vẫn cố nghĩ ra các kiểu bàn khác nhau để "nhấn" khái niệm đàm
phán hai phía của họ. Cuối cùng hai bên đã đồng ý với gợi ý của đại sứ
Liên Xô tại Pháp là Oborenko ngày 15/1/1969:
-
Về cách sắp xếp chỗ ngồi: Sẽ là một bàn tròn phẳng lì, có hai bàn chữ
nhật kê cách bàn tròn 0,45 mét đặt ở hai điểm đối diện nhau, dành cho
thư ký.
- Không có cờ và biển của các đoàn trên bàn đàm phán.
-
Thứ tự phát biểu sẽ được quyết định bằng cách nhờ nước chủ nhà Pháp rút
thăm cầu may, phía nào thắng sẽ được phát biểu trước. Cuối cùng, để cho
được việc và giải quyết cho xong vấn đề thủ tục, đoàn Việt Nam để Mỹ
phát biểu trước nhưng nói rõ là không chấp nhận quan điểm "hai phía" của
Washington.
Afghanistan từng được xem xét làm địa điểm đàm phán về Việt Nam
Tối 4/4/1968, sứ quán Mỹ tại Vientian, Lào, thông báo cho sứ quán Việt Nam là Washington đề nghị
|
Thủ đô Paris đã được chọn là nơi đàm phán. |
cuộc
tiếp xúc hai bên sẽ diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ. Việt Nam đề nghị lấy
thủ đô Phnom Penh của Campuchia nhưng Mỹ không chấp nhận. Họ đưa ra gợi ý
về bốn địa điểm khác là: New Delhi (Ấn Độ), Jakarta (Indonesia), Vientian (Lào) và Rangoon (Myanmar).
Hà
Nội không đồng ý với địa điểm nào và đề nghị lấy Vacsava của Ba Lan làm
nơi hội họp. Ban đầu, Mỹ chấp nhận nhưng sau đó họ khó chịu vì tin đó
bị lộ ra ngoài và đưa ra một danh sách gồm 10 địa điểm khác: Kabul
(Afghanistan), Colombo (Sri Lanka), Kathmandu (Nepal), Kuala Lumpur
(Malaysia), Rawalpindi (Pakistan), Tokyo (Nhật Bản), Bruxelles (Bỉ),
Helsinki (Phần Lan), Vienne (Áo) và Rome (Italy).
Cuộc
trao đổi của hai bên về địa điểm tiếp xúc diễn ra gần một tháng trời đã
thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế. Cuối cùng, ngày 2/5/1968, Việt Nam đề nghị lấy Paris làm nơi đàm phán. Mỹ chấp nhận.
Cờ giải phóng của Việt Nam cắm trên nóc Nhà thờ Đức Bà Paris
|
Nhà thờ Đức Bà Paris |
Để chào mừng phái đoàn MTDTGPMNVN đến Paris
dự Hội nghị, đêm ngày 19/1/1969 ai đó đã leo lên tòa tháp cao nhất của
Nhà thờ Đức Bà Paris để treo lá cờ của mặt trận. Sớm hôm sau, rất nhiều
người đã tập trung xung quanh nhà thờ để chiêm ngưỡng sự kiện có một
không hai đó. Cảnh binh Pháp phải huy động cả trực thăng tới để gỡ lá cờ
đi. Suốt mấy ngày sau, báo chí Pháp vẫn còn bàn tán về hình ảnh hi hữu
nói trên.
Trước
sự kiện này, chính quyền Sài Gòn tố cáo quân giải phóng đã "lợi dụng
lòng mến khách của người Pháp để treo lá cờ làm ô uế thánh đường cao quý
nhất nước Pháp". Nhưng vị giám mục có trách nhiệm tại Nhà thờ Đức Bà
Paris lại tuyên bố, việc treo cờ đó không hề xâm phạm đến tín ngưỡng.
Cố vấn Mỹ khoái rượu nút lá chuối khô của Việt Nam
Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, ngày 8/2/1973 ông Henry Kissinger sang thăm Hà Nội. Ra đón
|
Ông Kissinger (phải) và Tổng thống Mỹ Nixon năm 1972. |
cố
vấn Mỹ không phải ai khác chính là người quen biết cũ của ông: cố vấn
đặc biệt Lê Đức Thọ. Ông đã đưa Kissinger tới thăm Viện bảo tàng lịch
sử. Khi nghe giới thiệu dân tộc Việt Nam đã ba lần chiến thắng quân Nguyên, ông Kissinger thốt lên: "Với chúng tôi một lần đánh nhau với các ông cũng thấy là quá đủ!".
Trong
bữa cơm tiễn, được thưởng thức thứ rượu nếp cái hoa vàng cất ở vùng quê
Nam Định, cố vấn Mỹ Kissinger cứ gật gù mãi và sung sướng ra mặt khi cố
vấn Lê Đức Thọ bảo thư ký tặng cho ông ta hai chai rượu trong văn vắt,
nút lá chuối khô.
Đình Chính (st), vnexpress.net, ngày 25/1/03
NDVN, ngày 24/3/09
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét