5h sáng ngày 17-2-1979, cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Trung Quốc chính thức bắt đầu. Quân đội Trung Quốc đã tấn công vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam, dọc theo biên giới kéo dài đến 900 km, từ điểm tây bắc là Pa Nậm Cúm (Lai Châu) đến điểm đông bắc ở Pò Hèn (Quảng Ninh).
Hơn 60 vạn quân được sự yểm trợ của gần 800 xe tăng, xe bọc thép và hàng ngàn khẩu trọng pháo đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam (từ tây bắc sang đông bắc theo tuyến biên giới là Lai Châu, Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh).
Theo Nhân dân Nhật báo Trung Quốc, cánh quân Quảng Tây (phía đông) do Hứa Thế Hữu chỉ huy, bao gồm các Tập đoàn quân (TĐQ) 41, 42, 43, 54, 55 và 50 (thiếu sư 149, phối thuộc cho cánh quân Vân Nam), tiến công vào đông bắc Việt Nam với trọng điểm là Lạng Sơn và Cao Bằng.
Trong đó, hướng Lạng Sơn do Tập đoàn quân 43, 54, 55 phụ trách, còn hướng Cao Bằng do Tập đoàn quân 41, 42, 50 đảm nhận nhiệm vụ tấn công.
Cánh quân Vân Nam (phía tây) do Dương Đắc Chí - tư lệnh Đại Quân khu Thành Đô chỉ huy, bao gồm các Tập đoàn quân 11, 13, 14 và sư 149/quân đoàn 50 đảm nhiệm tấn công vào hướng tây bắc Việt Nam, với trọng điểm là Lào Cai (trước thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn, nay tách ra thành Lào Cai và Yên Bái).
Hướng Hoàng Liên Sơn do quân đoàn 13, 14 phụ trách tấn công; hướng Lai Châu có quân đoàn 11; hướng Quảng Ninh, Hà Giang (trước thuộc tỉnh Hà Tuyên, nay tách thành Hà Giang, Tuyên Quang) mỗi nơi cũng có từ 1-2 sư đoàn.
Cuộc chiến nổ ra giữa lúc phần lớn các quân đoàn dự bị chiến lược của Việt Nam đang ở măt trận biên giới Tây Nam. Khi đó, lực lượng thường trực của các Quân khu I, II và lực lượng tăng cường từ các Quân khu khác như sau:
|
Để tấn công Việt Nam, quân Trung Quốc đã chuẩn bị từ nhiều tháng trước
|
Lực lượng không quân, hải quân
Sau khi Trung Quốc nổ súng tiến công Việt Nam, Bộ Quốc phòng nước ta đã ra quyết định điều một phần lực lượng Sư đoàn không quân 372 (đoàn Hải Vân) ra Bắc làm nhiệm vụ.
Từ ngày 18-2 đến 3-3-1979, các phi đội máy bay của sư đoàn này, thuộc Trung đoàn không quân 917 (đoàn Đồng Tháp), 935 (đoàn Đồng Nai) và 937 (đoàn Hậu Giang) đã lần lượt bay ra Bắc, nhận nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu.
Số lượng máy bay cụ thể được điều động bao gồm 10 trực thăng UH-1, 3 máy bay trinh sát U-17, 10 máy bay cường kích A-37, 10 máy bay tiêm kích bom F-5. Các máy bay này lần lượt được triển khai ở các căn cứ không quân Hòa Lạc, Kép, Bạch Mai và Nội Bài.
Ngoài ra, các phi đội tiêm kích MiG-17, MiG-21 của Sư đoàn không quân 371 (đoàn Thăng Long) làm nhiệm vụ bảo vệ không phận miền Bắc đã được đặt trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao độ ngay từ ngày đầu Trung Quốc mở cuộc chiến tranh xâm lược.
Ở phía Nam, trực thăng và máy bay vận tải của Trung đoàn không quân 916 (đoàn Ba Vì), Đoàn 918 và Đoàn 919 Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam cũng phối hợp với không quân Liên Xô, khẩn trương tập kết và vận chuyển Quân đoàn 2 từ mặt trận biên giới Tây Nam lên biên giới phía Bắc.
Ngoài ra Đoàn bay 919 còn sử dụng máy bay vận tải IL-14 (có tiêm kích MiG-21 yểm hộ) bay nhiều chuyến thả dù tiếp tế cho lực lượng vũ trang ta ở khu vực xã Canh Tân-Minh Khai, Thạch An (Cao Bằng).
|
Máy bay vận chuyển vũ khí, trang bị và hàng hóa
|
Tuy Việt Nam đã triển khai lực lượng máy bay tiêm, cường kích khá đông đảo, lại vừa trải qua thực tế cuộc kháng chiến chống Mỹ nên trình độ tác chiến của các phi công rất điêu luyện, nhưng chúng ta không sử dụng đến. Chúng ta sẽ tìm hiểu trong những kỳ sau.
Bên cạnh đó Việt Nam cũng triển khai toàn bộ lực lượng tàu thuyền bảo vệ chủ quyền lãnh hải trên biển Đông. Tuy nhiên, thời điểm đó, Liên Xô cũng đã phái tới gần 30 chiến hạm rất mạnh đến lập thành hàng rào trên biển, nhằm tạo sự răn đe với lực lượng hải quân Trung Quốc và cả hải quân Mỹ.
Về triển khai lực lượng hải quân Liên Xô trên biển Đông chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết về những đóng góp của Liên Xô trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Trung Quốc tháng 2-1979.
Lực lượng phòng thủ tại chỗ của các quân khu
Vào thời điểm đó, 3 trong số 4 Quân đoàn chính quy đang tập trung ở khu vực phía Nam, nên phòng thủ ở biên giới với Trung Quốc chỉ có một số sư đoàn chủ lực quân khu (phần lớn là tân binh) của Quân khu I và II cùng các đơn vị bộ đội biên phòng, bộ đội địa phương tỉnh, huyện; công an vũ trang (biên phòng), du kích xã và dân quân - tự vệ.
BÌNH LUẬN (22)