Sau cuộc chiến tranh xâm lược năm 1979, không chỉ Quân đội Trung Quốc mà các học giả, chuyên gia quân sự nước ngoài đã có những đánh giá về nguyên nhân thất bại của Trung Quốc trước quân và dân Việt Nam, trong đó nhấn mạnh đến các vấn đề về quân sự.
Tuy nhiên, trong khuôn khổ những loạt bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân thất bại của Quân đội Trung Quốc một cách toàn diện hơn.
Thất bại do tiến hành một cuộc “Chiến tranh phi nghĩa”
Tác giả Edward C. O'Dowd đã nhận xét trong cuốn sách "Chiến lược quân sự Trung Quốc trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ 3" rằng, chính sách dân vận của quân đội Trung Quốc đã thất bại.
Ông lí giải rằng "người Việt Nam rất yêu nước, thấm nhuần tư tưởng chính trị, giỏi chịu đựng, không dễ bị lung lạc,...". Chiến tranh tâm lý của Bắc Kinh với lực lượng phòng thủ của Việt Nam cũng thất bại. Trong suốt cuộc chiến, không có đơn vị nào của Việt Nam rã đám mà ngược lại, càng ngày càng đánh trả quân Trung Quốc quyết liệt hơn.
Ngoài ra, những hành động tàn phá, giết chóc dân thường, cũng như ngược đãi tù binh của quân Trung Quốc đã gây hại cho nỗ lực dân vận của họ.
Những hoạt động này một phần nằm trong kế hoạch phá hoại có tổ chức của giới lãnh đạo Trung Quốc nhằm phá hoại triệt để kinh tế Việt Nam, một phần là do binh lính Trung Quốc đã bị sốc vì sự khốc liệt của cuộc chiến và hoảng sợ trước sức kháng cự của quân dân nước ta.
Hoạt động lôi kéo người bản địa tại biên giới của Trung Quốc cũng không đạt được kết quả mong đợi. Khi quân Trung Quốc rút về nước, tất cả những gián điệp mà họ gây dựng được đều tự động ra hàng hoặc bị lực lượng an ninh Việt Nam bắt giữ.
Tựu chung lại, những đánh giá của các học giả nước ngoài tuy có những khía cạnh đúng nhưng không liên hệ được với chiều sâu lịch sử văn hóa Việt Nam-Trung Quốc, không bao quát và không chỉ ra được cốt lõi của vấn đề là Bắc Kinh đã thất bại vì họ lại một lần nữa tiến hành một cuộc chiến tranh phi nghĩa với nước ta.
Nữ chiến sĩ thông tin liên lạc Việt Nam tại mặt trận Lào Cai
|
Xuyên suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch sử, Trung Quốc đã nhiều lần huy động đại quân sang xâm lược nước ta. Nhân dân Việt Nam đã quá hiểu được bản chất thâm độc, tàn ác và hành động cậy lớn ức hiếp nhỏ của quân xâm lược phương Bắc”, nên dù Trung Quốc có tuyên truyền kiểu gì thì cũng không hề lay chuyển được quân dân đất Việt.
Về bình diện quốc tế, nhiều học giả đã chỉ thẳng ra rằng, trong lịch sử của cả 2 nước đều thể hiện rõ ràng một chân lý là Việt Nam chưa bao giờ là bên chủ động gây chiến mà ngược lại, Trung Quốc đã hàng chục lần tấn công xâm lược đất nước nhỏ bé ở phương Nam nhưng đều thảm bại.
Ngoài ra những phóng sự chiến trường của các nhà báo Liên Xô, Pháp… đã thể hiện rõ ràng những khẩu pháo, những chiếc xe tăng Trung Quốc bắn phá, giết hại nhân dân Việt Nam, vạch trần luận điệu của Bắc Kinh vu cáo Việt Nam xâm lược và lột tả bộ mặt tàn ác của quân Trung Quốc.
Chính vì lẽ đó, cuộc chiến tranh phi nghĩa của Trung Quốc núp dưới chiêu bài “Chiến tranh phản kích tự vệ” chống “Tiểu bá Việt Nam” đã nhanh chóng bị lật tẩy là một cuộc chiến tranh xâm lược, bị cộng đồng quốc tế lên án, ngay cả một số nhà lãnh đạo và đông đảo nhân dân nước này phản đối.
Do đó, đến giai đoạn sau, khi bế tắc trên chiến trường Trung Quốc cũng không thể tung những lực lượng này vào tham chiến hòng thay đổi cục diện chiến trường. Điều này chúng ta sẽ tìm hiểu ở các kỳ sau, liên hệ với các cuộc chiến tranh biên giới Xô-Trung năm 1969 và Trung-Ấn năm 1962.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét