Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018
Hải quân Việt Nam có thể tiến hành chiến dịch cách bờ 500-600km
Ngày 28/2 diễn ra lễ thượng cờ Tàu ngầm 186 Đà Nẵng và 187 Bà Rịa Vũng Tàu tại Cam Ranh, Khánh Hòa. Đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận đủ 6 tàu ngầm Kilo 636, nằm trong gói hợp đồng trị giá 2 tỷ USD ký kết với Nga năm 2009. Trang sử dang dở của tàu ngầm Việt Nam đã được viết tiếp.
Nhân sự kiện này, Zing.vn có cuộc trao đổi với Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân Việt Nam.
Chúng ta đủ sức giáng trả
- Thưa Chuẩn đô đốc, Hải quân Việt Nam đã tiếp nhận 6 tàu ngầm Kilo do Nga đóng, đồng thời cũng trang bị nhiều phương tiện theo hiện đại hơn. Ông đánh giá như thế nào về khả năng tác chiến của lực lượng Hải quân Việt Nam tính đến hiện tại?
- Với tư cách là một người trong nghề, tôi mừng khi Hải quân Việt Nam có được lực lượng tương đối đồng bộ và thể hiện là một quân chủng hỗn hợp. Hải quân không chỉ có tàu chiến mặt nước hay tên lửa bờ mà không quân hải quân cũng bắt đầu hình thành. Mặc dù không quân chiến đấu đang nằm ở Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân (PKKQ) nhưng đã hoạt động trên biển. Hải quân đã có một trung đoàn không quân. Rồi chúng ta có lực lượng tàu ngầm, đặc công hải quân, hải quân đánh bộ.
Với một nước Việt Nam có đường bờ biển trên 3.200 km và hơn 3.000 hòn đảo gần và xa bờ thì nhiệm vụ cấp bách là phải xây dựng một lực lượng hải quân hùng mạnh. Đó là đòi hỏi khách quan. Và đó còn là lòng tự tôn dân tộc của mỗi người Việt Nam phải có lực lượng hải quân như thế.
Với lực lượng hiện nay, nói mạnh thì thực sự chưa phải là mạnh. Nhưng Hải quân Việt Nam đã đủ sức để bảo vệ bờ biển và hải đảo của Tổ quốc. Điều tôi thấy quý là lớp tàu tên lửa Tia chớp Molniya. Tàu chỉ có lượng giãn nước 560 tấn nhưng có thể mang tới 16 quả tên lửa với tầm bắn 180-200 km. Đây là loại tàu do Việt Nam đóng dựa trên công nghệ chuyển giao của Nga.
Với riêng tàu ngầm, chiến thuật rất khác. Tàu có thể đi ra biển một tháng mới về, kíp tàu đó được lên bờ an dưỡng, huấn luyện rồi lại xuống tàu khác đi. Chúng ta có 6 tàu ngầm nhưng hoạt động trên biển chỉ 2 chiếc. Còn 2 chiếc nằm cảng, 2 chiếc bảo dưỡng.
Đòi hỏi với lính tàu ngầm còn cao hơn cả không quân. Lính tàu ngầm phải dũng cảm, bền gan, không sợ hy sinh, không sợ khó khăn.
Trước kia, chúng ta không có khả năng đánh ở Trường Sa. Nhưng từ 2010 trở lại đây, khi có lực lượng đặc biệt thì chúng ta có điều kiện tổ chức những trận đánh cách bờ 500-600 km, tức là đánh đến Trường Sa và xa hơn nữa.
Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm cho rằng với sự bổ sung các phương tiện hiện đại, Hải quân Việt Nam đủ sức bảo vệ biển Việt Nam, có khả năng tác chiến ở vùng biển xa. Ảnh: Thanh Tùng. |
Đã đến lúc phải tự sản xuất vũ khí
- Với việc trang bị một loạt phương tiện, vũ khí tối tân, đánh giá của ông về tương quan lực lượng giữa Hải quân Việt Nam và các nước trong khu vực hiện nay ra sao?
- Nếu so sánh với Hải quân Trung Quốc thì Hải quân của chúng ta còn cách xa họ. Vì họ có một nền công nghiệp quốc phòng hiện đại. Họ phóng được tàu vũ trụ, họ có hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu tự dẫn đường thay cho GPS của Mỹ. Tất cả vũ khí của họ đều tự sản xuất ra được. Tàu chiến họ đóng được rất nhanh và nhiều.
Mỗi nước Đông Nam Á cũng có thế mạnh riêng của họ. Ví dụ, Singapore đất nước nhỏ, bờ biển ít, để bảo vệ quốc gia và biển, họ cũng có tàu ngầm và tàu chiến. Hải quân Singapore cũng là lực lượng có sức chiến đấu khiến nhiều nước phải nể sợ.
Đối với Hải quân Việt Nam, từ 2010, chúng ta đã có sức tấn công. Có thể dùng nhiều đòn chứ không chỉ một đòn. Có thể tấn công bằng tên lửa bờ, tên lửa tàu mặt nước, tên lửa ngư lôi của tàu ngầm, bằng các phương tiện khác như đặc công nước, hải quân đánh bộ.
- Tuy nhiên, có thể thấy chiến lược hiện đại hoá Hải quân Việt Nam mới chỉ ở những bước đầu tiên. Theo Chuẩn đô đốc, tiếp theo chúng ta nên làm gì?
- Chúng ta không thể cứ đi mua vũ khí mãi. Mua tốn tiền đã đành nhưng quan trọng hơn là sự lệ thuộc. Không phải người ta bán cho mình tất cả những gì ưu việt nhất.
Bước tiếp theo phải tự sản xuất. Chúng ta sản xuất gì? Đối với hải quân, trước hết phải sản xuất tên lửa và pháo. Ngân sách quốc phòng ít nhất phải chiếm 2% GDP thì mới đủ tiền để nghiên cứu, chế tạo vũ khí. Mỹ giành 3% GDP, Trung Quốc có thể lớn hơn nữa.
Mũi nhọn thứ 2 là máy bay không người lái. Theo tôi, nên mở rộng các cuộc thi sáng chế máy bay không người lái tại các trường đại học. Đi từ nhỏ đến lớn, đi từ thấp đến cao. Bây giờ đã đến lúc mình làm được. Bên cạnh đó, phải quan tâm đến chiến tranh mạng.
Hơn hết, các thế hệ lãnh đạo phải hiểu được ý đồ của nước lớn. Chúng ta hoan nghênh đa phương, đa dạng hoá. Tuy nhiên, không thể tin ai hoàn toàn, cũng không dựa vào ai hoàn toàn. Dựa vào một ai đó rồi sẽ đến lúc bị phản bội.
Nếu phải mua thì đa dạng hoá nhà cung cấp, đừng chỉ đi với một nước. Cái hay của việc này là tiếp thu được nhiều tinh hoa, nhiều kênh vũ khí. Ngoài Nga còn có Pháp, Ấn Độ, Israel... Tuy nhiên, cái khó là hệ thống vũ khí không đồng bộ, người sử dụng phải đi học ở nhiều nước khác nhau. NATO hiện đang hướng tới thống nhất một dòng vũ khí để đảm bảo hậu cần. Theo tôi, Việt Nam nên sản xuất lấy một dòng vũ khí của mình, chỉ có Việt Nam có.
- Trong những năm tới, theo đánh giá của Chuẩn đô đốc, tình trạng giằng co trên biển giữa các nước sẽ diễn biến như thế nào? Liệu Hải quân Việt Nam đã đủ sức để ứng phó với những biến động đó?
- Việt Nam chưa từng tham gia chiến tranh trên các đại dương. Hơn nữa, đó là chuyện giữa các nước lớn. Nhưng khả năng đó còn xa, không nước nào muốn có cuộc chiến tranh này, kể cả Mỹ hay Trung Quốc.
Còn ở gần như biển Hoa Đông, giữa Nhật và Trung Quốc hay trên Biển Đông thì nếu Trung Quốc có cái đầu nóng, đẩy mạnh hoạt động vũ trang lên cao thì có thể xảy ra xung đột.
Trong trường hợp này, chúng ta phải có đối sách thật linh hoạt, khôn khéo để giữ hoà bình, ngăn chặn đầu nóng của Trung Quốc. Muốn ngăn chặn phải làm tốt hai vế: ngoại giao và tăng cường sức mạnh quân sự. Phải có sức mạnh thật sự để những cái đầu nóng nếu muốn gây ra chuyện gì, sẽ phải tính đến thiệt hại đau đớn.
Cuộc chiến tranh 17-2-1979:Khả năng điều động binh lực của Việt Nam
Để tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược 17-2-1979, Trung Quốc đã tập trung quân sẵn sàng từ giữa tháng 1-1979, còn về phía Việt Nam thì sao?
- 5h sáng ngày 17-2-1979, cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Trung Quốc chính thức bắt đầu. Quân đội Trung Quốc đã tấn công vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam, dọc theo biên giới kéo dài đến 900 km, từ điểm tây bắc là Pa Nậm Cúm (Lai Châu) đến điểm đông bắc ở Pò Hèn (Quảng Ninh).Hơn 60 vạn quân được sự yểm trợ của gần 800 xe tăng, xe bọc thép và hàng ngàn khẩu trọng pháo đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam (từ tây bắc sang đông bắc theo tuyến biên giới là Lai Châu, Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh).Theo Nhân dân Nhật báo Trung Quốc, cánh quân Quảng Tây (phía đông) do Hứa Thế Hữu chỉ huy, bao gồm các Tập đoàn quân (TĐQ) 41, 42, 43, 54, 55 và 50 (thiếu sư 149, phối thuộc cho cánh quân Vân Nam), tiến công vào đông bắc Việt Nam với trọng điểm là Lạng Sơn và Cao Bằng.Trong đó, hướng Lạng Sơn do Tập đoàn quân 43, 54, 55 phụ trách, còn hướng Cao Bằng do Tập đoàn quân 41, 42, 50 đảm nhận nhiệm vụ tấn công.Cánh quân Vân Nam (phía tây) do Dương Đắc Chí - tư lệnh Đại Quân khu Thành Đô chỉ huy, bao gồm các Tập đoàn quân 11, 13, 14 và sư 149/quân đoàn 50 đảm nhiệm tấn công vào hướng tây bắc Việt Nam, với trọng điểm là Lào Cai (trước thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn, nay tách ra thành Lào Cai và Yên Bái).Hướng Hoàng Liên Sơn do quân đoàn 13, 14 phụ trách tấn công; hướng Lai Châu có quân đoàn 11; hướng Quảng Ninh, Hà Giang (trước thuộc tỉnh Hà Tuyên, nay tách thành Hà Giang, Tuyên Quang) mỗi nơi cũng có từ 1-2 sư đoàn.Cuộc chiến nổ ra giữa lúc phần lớn các quân đoàn dự bị chiến lược của Việt Nam đang ở măt trận biên giới Tây Nam. Khi đó, lực lượng thường trực của các Quân khu I, II và lực lượng tăng cường từ các Quân khu khác như sau:Để tấn công Việt Nam, quân Trung Quốc đã chuẩn bị từ nhiều tháng trướcLực lượng không quân, hải quânSau khi Trung Quốc nổ súng tiến công Việt Nam, Bộ Quốc phòng nước ta đã ra quyết định điều một phần lực lượng Sư đoàn không quân 372 (đoàn Hải Vân) ra Bắc làm nhiệm vụ.Từ ngày 18-2 đến 3-3-1979, các phi đội máy bay của sư đoàn này, thuộc Trung đoàn không quân 917 (đoàn Đồng Tháp), 935 (đoàn Đồng Nai) và 937 (đoàn Hậu Giang) đã lần lượt bay ra Bắc, nhận nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu.Số lượng máy bay cụ thể được điều động bao gồm 10 trực thăng UH-1, 3 máy bay trinh sát U-17, 10 máy bay cường kích A-37, 10 máy bay tiêm kích bom F-5. Các máy bay này lần lượt được triển khai ở các căn cứ không quân Hòa Lạc, Kép, Bạch Mai và Nội Bài.Ngoài ra, các phi đội tiêm kích MiG-17, MiG-21 của Sư đoàn không quân 371 (đoàn Thăng Long) làm nhiệm vụ bảo vệ không phận miền Bắc đã được đặt trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao độ ngay từ ngày đầu Trung Quốc mở cuộc chiến tranh xâm lược.Ở phía Nam, trực thăng và máy bay vận tải của Trung đoàn không quân 916 (đoàn Ba Vì), Đoàn 918 và Đoàn 919 Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam cũng phối hợp với không quân Liên Xô, khẩn trương tập kết và vận chuyển Quân đoàn 2 từ mặt trận biên giới Tây Nam lên biên giới phía Bắc.Ngoài ra Đoàn bay 919 còn sử dụng máy bay vận tải IL-14 (có tiêm kích MiG-21 yểm hộ) bay nhiều chuyến thả dù tiếp tế cho lực lượng vũ trang ta ở khu vực xã Canh Tân-Minh Khai, Thạch An (Cao Bằng).Máy bay vận chuyển vũ khí, trang bị và hàng hóaTuy Việt Nam đã triển khai lực lượng máy bay tiêm, cường kích khá đông đảo, lại vừa trải qua thực tế cuộc kháng chiến chống Mỹ nên trình độ tác chiến của các phi công rất điêu luyện, nhưng chúng ta không sử dụng đến. Chúng ta sẽ tìm hiểu trong những kỳ sau.Bên cạnh đó Việt Nam cũng triển khai toàn bộ lực lượng tàu thuyền bảo vệ chủ quyền lãnh hải trên biển Đông. Tuy nhiên, thời điểm đó, Liên Xô cũng đã phái tới gần 30 chiến hạm rất mạnh đến lập thành hàng rào trên biển, nhằm tạo sự răn đe với lực lượng hải quân Trung Quốc và cả hải quân Mỹ.Về triển khai lực lượng hải quân Liên Xô trên biển Đông chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết về những đóng góp của Liên Xô trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Trung Quốc tháng 2-1979.Lực lượng phòng thủ tại chỗ của các quân khuVào thời điểm đó, 3 trong số 4 Quân đoàn chính quy đang tập trung ở khu vực phía Nam, nên phòng thủ ở biên giới với Trung Quốc chỉ có một số sư đoàn chủ lực quân khu (phần lớn là tân binh) của Quân khu I và II cùng các đơn vị bộ đội biên phòng, bộ đội địa phương tỉnh, huyện; công an vũ trang (biên phòng), du kích xã và dân quân - tự vệ.
Thứ Năm, 22 tháng 2, 2018
Sau cuộc chiến tranh xâm lược năm 1979, không chỉ Quân đội Trung Quốc mà các học giả, chuyên gia quân sự nước ngoài đã có những đánh giá về nguyên nhân thất bại của Trung Quốc trước quân và dân Việt Nam, trong đó nhấn mạnh đến các vấn đề về quân sự.
Tuy nhiên, trong khuôn khổ những loạt bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân thất bại của Quân đội Trung Quốc một cách toàn diện hơn.
Thất bại do tiến hành một cuộc “Chiến tranh phi nghĩa”
Tác giả Edward C. O'Dowd đã nhận xét trong cuốn sách "Chiến lược quân sự Trung Quốc trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ 3" rằng, chính sách dân vận của quân đội Trung Quốc đã thất bại.
Ông lí giải rằng "người Việt Nam rất yêu nước, thấm nhuần tư tưởng chính trị, giỏi chịu đựng, không dễ bị lung lạc,...". Chiến tranh tâm lý của Bắc Kinh với lực lượng phòng thủ của Việt Nam cũng thất bại. Trong suốt cuộc chiến, không có đơn vị nào của Việt Nam rã đám mà ngược lại, càng ngày càng đánh trả quân Trung Quốc quyết liệt hơn.
Ngoài ra, những hành động tàn phá, giết chóc dân thường, cũng như ngược đãi tù binh của quân Trung Quốc đã gây hại cho nỗ lực dân vận của họ.
Những hoạt động này một phần nằm trong kế hoạch phá hoại có tổ chức của giới lãnh đạo Trung Quốc nhằm phá hoại triệt để kinh tế Việt Nam, một phần là do binh lính Trung Quốc đã bị sốc vì sự khốc liệt của cuộc chiến và hoảng sợ trước sức kháng cự của quân dân nước ta.
Hoạt động lôi kéo người bản địa tại biên giới của Trung Quốc cũng không đạt được kết quả mong đợi. Khi quân Trung Quốc rút về nước, tất cả những gián điệp mà họ gây dựng được đều tự động ra hàng hoặc bị lực lượng an ninh Việt Nam bắt giữ.
Tựu chung lại, những đánh giá của các học giả nước ngoài tuy có những khía cạnh đúng nhưng không liên hệ được với chiều sâu lịch sử văn hóa Việt Nam-Trung Quốc, không bao quát và không chỉ ra được cốt lõi của vấn đề là Bắc Kinh đã thất bại vì họ lại một lần nữa tiến hành một cuộc chiến tranh phi nghĩa với nước ta.
Nữ chiến sĩ thông tin liên lạc Việt Nam tại mặt trận Lào Cai
|
Xuyên suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch sử, Trung Quốc đã nhiều lần huy động đại quân sang xâm lược nước ta. Nhân dân Việt Nam đã quá hiểu được bản chất thâm độc, tàn ác và hành động cậy lớn ức hiếp nhỏ của quân xâm lược phương Bắc”, nên dù Trung Quốc có tuyên truyền kiểu gì thì cũng không hề lay chuyển được quân dân đất Việt.
Về bình diện quốc tế, nhiều học giả đã chỉ thẳng ra rằng, trong lịch sử của cả 2 nước đều thể hiện rõ ràng một chân lý là Việt Nam chưa bao giờ là bên chủ động gây chiến mà ngược lại, Trung Quốc đã hàng chục lần tấn công xâm lược đất nước nhỏ bé ở phương Nam nhưng đều thảm bại.
Ngoài ra những phóng sự chiến trường của các nhà báo Liên Xô, Pháp… đã thể hiện rõ ràng những khẩu pháo, những chiếc xe tăng Trung Quốc bắn phá, giết hại nhân dân Việt Nam, vạch trần luận điệu của Bắc Kinh vu cáo Việt Nam xâm lược và lột tả bộ mặt tàn ác của quân Trung Quốc.
Chính vì lẽ đó, cuộc chiến tranh phi nghĩa của Trung Quốc núp dưới chiêu bài “Chiến tranh phản kích tự vệ” chống “Tiểu bá Việt Nam” đã nhanh chóng bị lật tẩy là một cuộc chiến tranh xâm lược, bị cộng đồng quốc tế lên án, ngay cả một số nhà lãnh đạo và đông đảo nhân dân nước này phản đối.
Do đó, đến giai đoạn sau, khi bế tắc trên chiến trường Trung Quốc cũng không thể tung những lực lượng này vào tham chiến hòng thay đổi cục diện chiến trường. Điều này chúng ta sẽ tìm hiểu ở các kỳ sau, liên hệ với các cuộc chiến tranh biên giới Xô-Trung năm 1969 và Trung-Ấn năm 1962.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
BÌNH LUẬN (22)